Làm cách nào để nhanh chóng phục hồi lại thể hình sau khi sinh. Đây là vấn đề mà tất cả các sản phụ đều rất quan tâm.
(1) Tăng lượng hoạt động thích hợp trong thời gian nghỉ đẻ: Tích cực tham gia quá trình luyện tập thân hình sau khi sinh, làm cho tinh thần phấn chấn, giảm bớt lượng lipid, làm cho cơ bắp toàn thân phục hồi tính đàn hồi cần có, như vậy thì sẽ không ảnh hưởng đến thể hình của bản thân.
Sản phụ sau khi sinh, vào ngày thứ hai, ở tình trạng bình thường, có thể bắt đầu hoạt động, thực hiện luyện tập có biên độ khá nhỏ hay thể dục trên giường, cùng với sự chuyển dịch của thời gian, mà tăng dần lượng hoạt động. Nhưng không được đứng lâu hoặc quỳ lâu trong một tháng, có thể dùng dây đai bụng, nhưng không được co rút eo quá chật, để tránh làm sa tử cung. Thông thường, sản phụ trong vài ngày đầu sau khi sinh, nên tiến hành một số hoạt động cải thiện quá trình tuần hoàn máu, sau đó là tiến hành hoạt động nhẹ cơ bụng và cơ tầng sinh môn, thúc đẩy quá trình phục hồi vị trí cũ của tử cung, sau 10 ngày, tiến thêm một bước là tăng cường hoạt động cơ bụng và cơ đáy chậu như: nằm ngửa duỗi chân, co chân hay nâng chân… sau 30 ngày, có thể hồi phục hoạt động bình thường như đánh cầu lông, đi xe đạp, tập thể dục… nhưng phải lượng sức hoạt đông không nên quá sức.
(2) Chú ý đến việc điều dưỡng chế độ ăn uống: về chế độ ăn uống, trừ những ngày đầu sau khi sinh cần chú ý ăn một số thức ăn dễ tiêu, sau này có thể phục hồi chế độ ăn uống bình thường. Trong thời kỳ cho bú thì chú ý ăn nhiều canh, có thể làm cho sữa đầy đủ. Chú ý đến việc dùng chất tanh, thông thường, sản phụ mỗi ngày ăn 2-3 trứng gà, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và tính ngon miệng. Thịt gà, cá, xương đều là những thức ăn rất tốt sau khi sinh, nhưng chú ý không được ăn quá nhiều, nên ăn nhiều rau quả tươi có chứa nhiều chất sơ, vừa đảm bảo đầu đủ dinh dưỡng vừa có thể làm cho việc đại tiện được thoải mái, tránh táo bón sau khi sinh, đồng thời cũng là duy trì sức khoẻ. Đây là vấn đề quan trọng để phục hồi hình thể ban đầu.
(3) Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số động tác đơn giản dễ học, tiện lợi cho việc tham khảo tập luyện của sản phụ:
Tập phần bụng. Sản phụ nằm ngửa trên giường, đặt tay lên vai, hít sâu vào làm cho phần bụng căng, sau đó thở nhẹ ra, đồng thời dùng sức co rút cơ bụng, làm cho bụng xẹp xuống. Bắt đầu làm từ ngày thứ 2 sau khi sinh cho đến cuối tuần thứ tư. Bài tập này có lợi cho việc phục hồi phần bụng lơi lỏng.
Tập tay: Sản phụ nằm thẳng trên giường, hai chân hơi dang ra, hai cánh tay duỗi ngang, tạo thành góc vuông với cơ thể, sau đó dần dần nâng hai cánh tay, giữ cho hai khuỷu tay thẳng, khi hai tay tiếp xúc với nhau, thì chầm chậm thả hai cánh tay xuống. Bắt đầu làm từ ngày thứ 2 sau khi sinh cho đến cuối tuần thứ tư, có lợi cho việc phục hồi sức của hai cánh tay và cơ ngực.
Tập cơ lưng và chân: Sản phụ nằm thẳng trên giường, hai cánh tay đặt ở hai bên người, hơi tách ra khỏi người, sau đó nhẹ nhàng nâng hai gối, mông và lưng, tạo thành hình cung cho cơ thể. Bắt đầu làm từ ngày thứ 3 sau khi sinh cho đến cuối tuần thứ tư, có lợi cho việc phục hồi sức cho cơ chân và cơ lưng.
Tập cơ bụng và mông: Sản phụ nằm ngửa trên giường, cong hai gối và mông, chống bằng hai khuỷu và hai chân, nâng phần xương chậu vào trong; cùng lúc với việc nâng đầu, dùng sức co rút phần mông, bắt đầu làm từ ngày thứ 4 sau khi sinh cho đến cuối tuần thứ sáu, có lợi cho việc phục hồi độ lỏng của bụng và mông, giảm bớt lipid.
Tập cơ bụng và cơ đùi: Sản phụ nằm ngửa trên giường, chống phần chân phải, hơi nâng cao phần đầu và gối trái, nhưng không được tiếp xúc, sau đó trở về vị trí ban đầu, cũng với phương pháp cũ, đổi bên. Bắt đầu làm từ ngày thứ 5 sau khi sinh cho đến cuối tuần thứ sáu, có lợi cho việc phục hồi độ lỏng của bụng và đùi về trạng thái bình thường.
Tập lưng, bụng và mông: Sản phụ khép cánh tay và chân ở phía trước, lấy khuỷu gối làm điểm tựa quỳ trên giường, có thể lót một cái gối dưới cánh tay. Sau đó cong người lên, dùng sức co rút phần mông và phần bụng, sau đó thả lỏng đồng thời hô hấp sâu. Bắt đầu làm từ ngày thứ 6 sau khi sinh cho đến cuối tuần thứ bảy, có lợi cho việc phục hồi lưng, bụng, mông.
Vị trí nằm ngực gối: Sản phụ quỳ trên giường, và cố để cho mặt và ngực áp sát lên mặt giường, hai chân khép lại, cong mông, thân trên hướng xuống dưới, đầu xoay về một bên. Động tác này mỗi lần duy trì khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2-3 lần, có thể phòng việc tử cung nghiêng về sau, thúc đẩy quá trình bài tiết của sản dịch. Bắt đầu tập từ ngày thứ mười bốn sau khi sinh, không nên tiến hành quá sớm. Nếu sản phụ cơ thể yếu, cũng có thể nằm sấp để thay thế.
Tập cơ hậu môn và âm đạo: Sản phụ nằm thẳng trên giường, bắt chéo hai chân, khép chặt hai đùi, cố gắng co rút cơ hậu môn và tầng sinh môn, sau đó duy trì một lúc rồi thả lỏng. Làm nhiều lần như vậy, rất có ích cho quá trình phục hồi sức căng của tầng sinh môn và cơ ở âm đạo và tránh sa tử cung, tăng cường chức năng sinh dục.
(4) Chú ý duy trì tính đàn hồi của vú: có sản phụ lo lắng về sự thay đổi hình thái của vú, đặc biệt là vú quá to trong thời kỳ cho bú, sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp thể hình của phụ nữ. Thật ra, vú của người mẹ đã bắt đầu to khi mang thai, vài ngày sau khi sinh thì tiếp tục căng lên. Bác sĩ cho rằng, vú căng to của một số sản phụ, không phải do việc cho bú tạo thành, mà đã căng to trước khi cho bú, vì vậy, cho bú hay không thì tình trạng cũng như nhau. Đây là do phụ nữ trong thời kỳ mang thai và quá trình sinh sản tiết ra hormone mà xuất hiện những thay đổi tự nhiên, thích ứng với nhu cầu chào đời và bú sữa ở trẻ. Bất kể sản phụ có cho con bú hay không, thì quá trình căng to của vú là điều tất nhiên. Thai phụ trong giai đoạn sau của thời kỳ mang thai, khi vú căng rõ nét, thì nên mặc một áo lót áp sát ngực, không kể ngày hay ban đêm, để nâng ngực lên, nhằm tránh làm cho tổ chức chống đỡ và da quá căng, giảm tính đàn hồi, gây khó cho việc phục hồi sau khi sinh.
(5) Người mẹ nên tránh cho thể trọng tăng quá nhanh trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho bú. Bởi vì việc phát phì cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xệ vú. Do đó, người mẹ trong thời kỳ cho bú, nên khống chế lượng hấp thu lipid thích hợp, tăng lượng hấp thu rau quả. Trong một lần cho bú thì cố gắng cho trẻ bú hết sữa trong vú, không để sữa dư, và mặc áo ngực thích hợp để nâng vú |