Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Say nắng trong thời kỳ hậu sản là gì? Cách phòng tránh.

Say nắng trong thời kỳ hậu sản là chỉ những sản phụ trong môi trường nóng bức nhiệt độ cao, nhiệt thừa trong cơ thể không kịp phát tán mà gây cản trở chức năng điều tiết thân nhiệt mang tính trung khu. Đây cũng gọi là bệnh toả nhiệt trong thời kỳ hậu sản.

Nước ta có mùa hè oi bức nên sản phụ sợ nhất là sinh vào thời gian này. Quan niệm truyền thống cho rằng, sản phụ khi “nghỉ đẻ” không nên “ra gió bị lạnh”, phải mặc cho ấm áp, nếu không nhiễm lạnh trong thời gian này, sẽ bị bệnh, do đó, rất nhiều sản phụ khi được đi ra ngoài phải che kín vào mùa hè oi bức. Họ phải mặc áo dài quần dài, buộc chặt cổ tay áo, ống quần, đóng chặt cửa, khi ngủ còn phải đắp kín chăn. Vừa không được ra ngoài hóng mát cũng chẳng dám dùng quạt tay hay quạt máy. Không khí không thông thoáng, làm cho môi trường phòng ở và cơ thể sản phụ ở vào trạng thái nhiệt độ cao và độ ẩm cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiết mồ hôi là hình thức toả nhiệt của sản phụ, làm cho trung khu điều tiết thân nhiệt mất ổn định và xuất hiện sốt cao, rối loạn chất điện giải, và tổn hại chức năng của hệ thống thần kinh. Cộng thêm cơ thể của sản phụ suy yếu trong thời kỳ hậu sản, khả năng thích ứng với môi trường có nhiệt độ cao, ẩm ướt và không khí không thông thoáng giảm thấp hơn so với trước khi mang thai. Trong môi trường như vậy rất dễ say nắng. Ở nông thôn thì tình trạng này đặc biệt nhiều, bởi vì quan niệm truyền thống ở nông thôn khá cổ hủ, cộng thêm điều kiện giảm nhiệt, thông gió của nhà ở không tốt, sản phụ càng dễ bị say nắng.

Ở tình trạng bình thường, cơ thể người có ba cách toả nhiệt: bức xạ, đới lưu và bốc hơi. Và thông qua quá trình điều tiết thân nhiệt của trung khu ở đại não, làm cho thân nhiệt của con người luôn duy trì ở mức khoảng 37oC. khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 37oC, cơ thể người ngoài việc đưa vào quá trình hô hấp và bài tiết đại tiểu tiện để toả một phần nhiệt lượng, chủ yếu dựa vào sự bốc hơi của da và không khí đối lưu mà toả nhiệt. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao, nhiệt độ không khí gần với nhiệt độ bề mặt cơ thể, thì việc toả nhiệt thông qua quá trình bốc hơi và đối lưu là khó khăn. Lúc này người bình thường dựa vào việc tiết lượng lớn mồ hôi để toả nhiệt, đạt đến mục đích hạ thấp nhiệt độ cơ thể.

Nếu sản phụ xuất hiện hiện tượng hồi hộp, buồn nôn, có khi kèm theo nôn mửa, thỉnh thoảng sốt, tứ tri không có lực, chóng mặt hoa mắt, tiết mồ hôi với lượng lớn, cho dù nhiệt độ cơ thể bình thường, cũng có thể là dấu hiệu say nắng. Nếu chưa xử lý kịp thời, thì thân nhiệt của sản phụ có thể tiếp tục tăng cao, da khô ráp không có mồ hôi, khớp và bắp cơ co giật do đau, bề mặt cơ thể nổi đầy rơm, nhịp tim nhanh, hô hấp gấp rút, sắc mặt đỏ, tức ngực, nôn nao khát nước, nhưng thần trí vẫn còn tỉnh táo. Lúc này, sản phụ đã ở vào trạng thái say nắng nhẹ. Do đó, nên nhanh chóng đưa sản phụ đến nơi thoáng mát, thoải mái, mở phần ngực áo, dùng túi nước đá hay khăn lạnh chườm lên trán, cổ, nách và háng… cũng có thể dùng nước lạnh hay rượu lau chùi toàn thân, để có thể nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể sản phụ. Đồng thời cho sản phụ uống nước muối và nước ngọt có muối… lúc này, nếu chọn dùng phương pháp, giảm nhiệt độ trong phòng và thông gió, cho sản phụ uống 10 giọt nước nhân đan và nước (hoàn, viên) hấp hương chính khí, thì những triệu chứng say nắng nêu trên thường sẽ biến mất. Nên nắm bắt thời gian đưa sản phụ đến bệnh viện cấp cứu. Nếu tiếp tục không xử lý kịp thời, thì thân nhiệt của sản phụ sẽ tiếp tục tăng lên đến 41-42oC, đồng thời xuất hiện mê sảng, co giật, hôn mê, có thể ói, đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết dưới da và dạ dày ruột, đồng tử thu nhỏ, phản xạ yếu, hô hấp gấp rút, mạch đập yếu, da khô ráp không có mồ hôi, huyết áp thấp, rối loạn chất điện giải và tổn hại chức năng của hệ thống thần kinh. Bệnh này thường phát sinh trong thời kỳ hậu sản, phải phát hiện gấp, bệnh tình nghiêm trọng, nếu xử lý không đúng, thì rất nguy hiểm cho tình trạng sản phụ.

Vì vậy, sản phụ trong thời gian “nghỉ đẻ” vào mùa hè phải đặc biệt chú ý phòng chống say nắng bằng cách:

(1) Duy trì cho không khí trong phòng thông thoáng: vào mùa hè, nhiệt độ không khí nơi nhà ở của sản phụ khoảng 30oC nếu là nhà mái bằng thì nên mở cửa, treo lên màn sáo, duy trì cho không khí trong phòng thông thoáng; nếu là nhà lầu, nhiệt độ không khí bên ngoài nhà cao hơn 30oC thì nên đóng cửa vào khoảng 8,9 giờ sáng, để không khí nóng bên ngoài không thể vào nhà. Rồi lại mở cửa thay đổi không khí vào lúc chiều tà.

(2) Thường xuyên tắm rửa, gội đầu: sản phụ mỗi ngày nên dùng nước ấm lau chùi toàn thân nhiều lần, người có điều kiện có thể dùng nước ấm ở nhà, để duy trì sự sạch sẽ cho da, để tuyến mồ hôi bài tiết thoải mái. Ngoài ra sản phụ nên thường xuyên gội đầu. Gội đầu cũng là một cách toả nhiệt tốt, sau khi gội xong dùng khăn lau khô tóc.

(3) Y phục của sản phụ phải rộng rãi có lợi cho việc toả nhiệt, ăn mặc phải thoáng mát, không nên để cho nó có mùi mồ hôi.

(4) Sử dụng quạt và máy lạnh một cách hợp lý: nếu nhiệt độ trong phòng trên 30oC thì có thể mở quạt máy, nhưng phải chú ý sản phụ không nên ngồi hay nằm trực tiếp dưới luồng gió mà quạt thổi ra. Hiện nay, máy lạnh đã được dùng nhiều ở các hộ gia đình nhằm tạo điều kiện tốt để sản phụ trải qua mùa hè, nhưng phải chú ý nhiệt độ không nên quá thấp. Thông thường, duy trì khoảng 28oC nếu thấp hơn 28oC thì nhiệt độ trong phòng sẽ thấp, có thể ảnh hưởng không tốt cho cơ thể sản phụ. Hơn nữa, nên mở máy lạnh ngắt quảng, không nên mở liên tục, do ion dương sản sinh quá nhiều trong phòng, không khí không trong lành, sản phụ trong đó dễ bị bệnh do máy lạnh, dẫn đến chóng mặt, tức ngực, cổ họng khó chịu, đối với sức khoẻ của trẻ sơ sinh cũng sẽ mang đến sự tổn hại, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, sáng tối nên mở cửa để thay đổi không khí, khi cần thiết buổi sáng cũng nên chú ý mở cửa thay đổi không khí.

(5) Chú ý chọn môi trường ở tốt: phòng sinh chọn những phòng hướng nam, có tình trạng thông gió tốt, bởi vì phòng hướng nam thông gió tốt hơn phòng hướng bắc, nhiệt độ trong phòng thấp nhưng để gió thổi trực tiếp vào sản phụ.

(6) Ăn uống phải thanh đạm, chứa nhiều dinh dưỡng và nước: sản phụ nên ăn nhiều thức ăn sinh nước bọt giải nóng như: dưa hấu, trái cây, cà chua, dưa leo… uống nhiều canh đậu xanh, cũng có thể uống nước sôi pha muối. Ăn uống nên thanh đạm, ăn nhiều rau mát, ăn ít những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, để tránh ảnh hưởng đến tiêu hoá.

(7) Sản phụ còn phải chú ý đến việc nghỉ ngơi, phải có giấc ngủ đầy đủ, để tăng cường thể chất, nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.

Khi thai phụ xuất hiện triệu chứng say nắng, nên nhanh chóng đặt sản phụ trong môi trường có nhiệt độ thấp và thông gió, dùng nước lạnh và rượu lau mình. Nguyên tắc là nhanh chóng hạ nhiệt, kịp thời chỉnh sữa hiện tượng ngộ độc acid, shock, bổ sung nước và natri clorid. Xoa bóp tứ chi, thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể tứ chi, nếu sản phụ đã phát sinh suy kiệt tuần hoàn thì dùng vật lý một cách cẩn thận để hạ nhiệt, để tránh mạch máu co rút tăng thêm sự kiệt quệ cho quá trình tuần hoàn. Chú trọng chỉnh sữa chứng phù não, có thể dùng mannitol truyền tĩnh mạch nhanh. Đồng thời dùng thuốc để hạ nhiệt, dùng 1000 – 1500ml nước muối glucose 4oC truyền tĩnh mạch, 25 – 50mg hydroclorpromazin hoà tan với 500ml nước muối glucose  truyền tĩnh mạch, khoảng 1-2 giờ thì truyền xong, đến khoảng 4-6 giờ làm lại một lần. Khi huyết áp hạ thấp, ngừng dùng hydroclorpromazin mà thay dùng dexamethason. Khi nguy cấp cũng có thể chọn dùng hydroclorpromazin cộng thêm hydroclorpromazin truyền tĩnh mạch, khi thân nhiệt giảm đến 38oC, ngừng việc xử lý hạ thân nhiệt. Bổ sung chất dịch trong 24 giờ khống chế ở 2000 – 3000ml. Tăng cường hộ lý, điều chỉnh quá trình rối loạn chất điện giải. Dùng những thuốc an thần và sulfat magnedi… để chống co giật, co thắt bắp thịt. Đồng thời cho thêm kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn. Khi xuất hiện hội chứng não, tim, thận, nên tích cực xử lý đối chứng. Đông y có thể dùng thuốc tĩnh não tiêm vào tĩnh mạch kết hợp với nhỏ giọt nước muối vào tĩnh mạch

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình