Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Sau khi sinh có thể đánh răng và chải đầu không?

Theo quy tắc truyền thống, sản phụ sau khi sinh thường rất hạn chế một số việc như: Không được rữa mặt, đánh răng, chải đầu vì cho rằng, đánh răng sẽ làm  “đau răng chảy máu”, chải đầu sẽ xuất hiện “đau đầu rụng tóc”, hoặc sẽ để lại mầm mống đau đầu. Thậm chí trong tháng, sản phụ không đánh răng, không chải đầu. Thật ra, những hạn chế này không có căn cứ, nó vừa không phù hợp với yêu cầu vệ sinh, thị hiếu thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng sức khoẻ, nên loại trừ.

Sản phụ sau khi trải qua quá trình sinh đẻ hơn 10 tiếng, thường cảm thấy đuối sức, không còn quan tâm đến việc rửa mặt đánh răng, càng không chải đầu, chỉ muốn ngủ một giấc thật sâu. Khi tỉnh dậy, bụng rỗng, cảm thấy đói lúc này thì nên ăn một ít thức ăn. Theo thói quen thường ngày, sản phụ trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt, đánh răng, súc miệng, sau đó mới ăn. Do trải qua quá trình sinh đẻ hơn 10 tiếng, khắp nơi cơ thể đều tích tụ một số vết bẩn, cần phải rửa sạch. Sau này, sản phụ trở về trạng thái bình thường, mỗi sáng, phải rửa mặt, đánh răng, chải đầu, hơn nữa sau khi ăn cơm tối thì phải đánh răng. Bởi vì sản phụ cần đầy đủ dinh dưỡng, nên số lần ăn nhiều, và thường ăn nhiều thức ăn có đường, lượng protein cao, rất dễ lên men, ăn mòn men răng, hình thành răng sâu, tức răng hư. Răng sâu tiếp tục phát triển sẽ thành viêm răng, viêm nướu… không chỉ tổn hại răng, còn dẫn đến hôi miệng, loét khoang miệng… Cho nên người xưa có câu “sinh một đứa con mất một cái răng”.

Bất kể thời kỳ mang thai hay thời kỳ cho con bú, đều phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh khoang miệng. Thật ra, theo quan niệm xưa, nhất là ở nông thôn, do sự hạn chế về lịch sử và điều kiện sống không giống như hiện nay, có thể tuỳ ý dùng nước để súc miệng, một số sản phụ từng dùng nước lạnh để súc miệng, đánh răng, dẫn đến đau răng, từ đó mà định ra không được đánh răng súc miệng sau khi sinh. Nhưng điều cần nhấn mạnh là cơ thể của sản phụ trong thời kỳ hậu sản quá yếu, quá trình chuyển hoá đang ở trong quá trình điều chỉnh, nên khá nhạy cảm đối với kích thích của cái lạnh, do đó, đánh răng súc miệng cũng phải chú ý đến phương pháp, không giống như thường ngày. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số phương pháp đánh răng, súc miệng bằng thuốc có hiệu quả tốt cho sản phụ sau khi sinh:

(1) Sản phụ nên tập thói quen đánh răng mỗi ngày, trước khi đánh răng nên dùng nước ấm làm mềm nướu răng. Mỗi sáng và trước khi đi ngủ đánh răng một lần. Sau khi ăn phải súc miệng, nếu có thể súc miệng bằng nước thuốc là tốt nhất. Sau khi ăn súc miệng và sau khi đánh răng vào ban đêm thì không nên ăn nữa, nhất là không nên ăn ngọt. Nếu có thói quen ăn khuya thì sau khi ăn đánh răng lần nữa.

(2) Phương pháp đánh răng: không nên đánh ngang, nên dùng cách đánh dọc, tức răng trên nên đánh từ trên xuống dưới, răng dưới thì từ dưới lên trên, cắn chặt hàm trên và dưới để đánh qua lại, hơn nữa phải đánh cả trong lẫn ngoài. Như vậy mới có thể đảm bảo sự sạch sẽ cho răng.

(3) Trong ba ngày sau khi sinh, tốt nhất là sản phụ nên đánh răng bằng ngón tay, bằng cách: Rửa sạch ngón tay trỏ phải, hay dùng vải sạch quấn quanh ngón trỏ, rồi cho kem đánh răng lên trên ngón tay, giống như dùng bàn chải và lần lượt đánh từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, sau đó dùng ngón trỏ xoa bóp nướu răng nhiều lần. Đánh răng bằng ngón tay có tác dụng kích thích tuần hoàn máu thông mạng lưới, giữ cho răng chắc, không bị lung lay.

(4) Súc miệng bằng thuốc: dùng nước sắc thuốc bắc hay sau khi dùng nước ngâm thuốc bắc, lấy nước thuốc mà súc miệng. Như dùng 6g trần bì (loại tươi thì gấp đôi), 1g tế tân, dùng nước sôi ngâm, đợi khi ấm thì bỏ bã mà súc miệng, có thể bị hôi miệng, sưng nướu.

(5) Nên nhớ là phải dùng nước ấm đánh răng, súc miệng, dùng nước ấm rửa mặt, để tránh cái lạnh gây những kích thích không tốt đối với khoang miệng, màu sắc da và tay.

Đối với việc chải đầu, không chỉ là nhu cầu về việc làm đẹp, nó còn có hai tác dụng:

(1) Thông qua việc chải đầu, có thể loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn trên tóc, làm cho tóc sạch đẹp, có tác dụng giữ vệ sinh sạch sẽ.

(2) Thông qua lược (tốt nhất dùng lược gỗ, sẽ không phát sinh tĩnh điện) kích thích da đầu và kinh mạch vận hành trên da đầu, có thể nâng cao tinh thần của con người, làm cho tâm trạng của con người sảng khoái, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cục bộ, đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng của tóc, tiến thêm một bước có thể tránh rụng tóc, tóc bạc sớm, tóc dứt, chẻ ngọn làm cho tóc đen hơn, đẹp hơn, dày hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình