Quan niệm truyền thống cho rằng, sản phụ khi sinh mất máu là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa mồ hôi tiết ra với lượng lớn, khí huyết đã suy, do đó đi tắm thì dễ nhiệm ngoại tà. Vì vậy, họ chủ trương không được tắm. Ngày nay, nhận thức này không còn phù hợp với yêu cầu vệ sinh. “Tắm trong suối nước nóng ngưng chất béo”, tắm rửa, loại bỏ vết bẩn, làm cho da của con người trơn mát, cơ thể sạch sẽ, tinh thần phấn chấn, toàn thân thư thái. Đối với người thường thì việc tắm là một cách hưởng thụ. Nhưng trong thời kỳ hậu sản, sản phụ có được tắm hay không? Tắm vào lúc nào? Tắm như thế nào? Vấn đề này là một quá trình nghiên cứu của y học. Nó phải căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của sản phụ, quá trình sinh đẻ có thuận lợi hay không…để quyết định.
Sản phụ xuất huyết khi sinh, trong quá trình sinh, năng lượng lại tiêu hao quá nhiều, đều sẽ làm yếu đi khả năng kháng bệnh của cơ thể. Tiết mồ hôi, chảy máu từ tử cung và tiết sữa trong khi sinh và sau khi sinh, làm nhiều loại dịch thể trộn chung với nhau. Nếu vào mùa hè thì càng toả ra mùi khó chịu, không chỉ bản thân sản phụ cảm thấy khó chịu, vi khuẩn gây bệnh cũng thừa cơ mà thâm nhập. Nếu vi khuẩn gây bệnh ngừng lại và sinh sản trong vú, có thể dẫn đến viêm tuyến vú cấp tính; ở tầng sinh môn, dẫn đến chứng viêm tầng sinh môn; ở trong tử cung có thể dẫn đến nhiễm trùng khoang tử cung; thậm chí còn phân tán toàn thân, sinh trưởng phát triển trong máu, dẫn đến chứng nhiễm khuẩn huyết, xuất hiện những triệu chứng rùng mình, sốt cao, nổi mẩn…. Nhìn từ góc độ này, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho sản phụ là rất quan trọng, không những phải kịp thời lau chùi cơ thể, thường xuyên thay quần áo, mà nhất thiết phải tắm rửa, gội đầu, rửa chân. Điều này rất bình thường, chỉ có như vậy, mới có thể duy trì sự sạch sẽ cho cơ thể của sản phụ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu toàn thân, tăng nhanh quá trình chuyển hoá, duy trì cho tuyến mồ hôi được thoải mái, có lợi cho quá trình chuyển hoá những chất được tiết ra từ mồ hôi, còn có thể điều tiết thần kinh tự chủ, phục hồi thể lực, giải toả mệt mỏi của cơ thể và thần kinh.
Nếu sản phụ khoẻ mạnh, sinh đẻ thuận lợi, sau khi nghỉ ngơi tốt, nên sống như người bình thường. Ngày thứ ba sau khi sinh không những có thể tắm, mà còn phải tắm. Một số phụ nữ chú trọng đến vệ sinh vốn không hạn chế thói quen tắm rửa cũ, họ rất chú ý đến việc thường xuyên tắm rửa, lau mình và thay đồ lót.
Hiện nay, có nhiều gia đình sử dụng bình điện hay bình nước nóng, ở nông thôn cũng có nhiều nhà gắn thêm bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời. Nguồn nước nóng không phải là vấn đề quan tâm, mà tắm một cách thoải mái mới có hiệu quả thư giản cơ thể. Nhưng bất kể là lau mình hay tắm, sản phụ cũng nên chú ý những điểm sau:
(1) Thời gian tắm: mùa hè, sản phụ thường 2-3 ngày tắm một lần sau khi sinh. Mùa đông thì trong một tuần có thể tắm, tuỳ theo tình trạng phục hồi cả thể lực.
(2) Cách tắm: sản phụ khi tắm thì nhất định phải tắm vòi hoa sen, không nên tắm trong bồn tắm, để tránh nước bẩn đi vào đường sinh dục mà dẫn đến nhiễm trùng. Nếu cơ thể sản phụ quá yếu, không thể đứng tắm vòi sen, thì có thể chọn phương pháp tắm lau mình. Sản phụ có tình trạng sức khoẻ tốt, có thể tắm trong nhà vệ sinh của nhà dưới dưới sự giúp đỡ của người thân. Nếu sản phụ mổ khi sinh hay cắt mặt bên tầng sinh môn thì nên đợi sau khi phục hồi thể lực, vết thương lành rồi mới tắm vòi sen. Thông thường nên lau mình vào những ngày không thể tắm được.
(3) Nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ nước: tắm sau khi sinh chú ý “mùa đông tránh lạnh, mùa hè tránh nắng, mùa xuân và mùa hè tránh gió”. Nhiệt độ trong phòng không nên quá thấp hay quá cao, nhiệt độ trong phòng mùa hè thường được, mùa đông duy trì khá tốt ở nhiệt độ 36 -38oC. nhiệt độ của nước tắm cũng phải thích hợp, mùa hè thì nhiệt độ của nước tương đương với nhiệt độ cơ thể, tức khoảng 37oC thì được, sản phụ không được tham mát, bởi vì lỗ chân lông đổ mồ hôi ở da của sản phụ mở ra, sức đề kháng thấp mà tắm bằng nước lạnh, làm cho lỗ chân lông trên bề mặt da đột nhiện co rút, mồ hôi bài tiết không thuận lợi, sản vật của quá trình chuyển hoá không được tiết ra ngoài. Sản phụ dễ bị cảm, đau người, đau khớp… mùa đông thì nhiệt độ nước nên cao một chút, nhưng cũng không nên cao quá, thông thường khoảng 45oC. Do nhiệt độ quá cao, trong phòng ngưng tụ nhiều hơi nước, sản phụ dễ thiếu ôxy, dẫn đấn những triệu chứng như choáng, buồn nôn, đứng không vững… cơ thể sản phụ vốn yếu càng dễ phát sinh những triệu chứng này.
(4) Khi tắm không nên ở trong tình trạng đầm đìa mồ hôi: tiết quá nhiều mồ hôi làm tổn thương âm đạo, tiêu hoá lực, dễ dẫn đến chóng mặt, choáng tức ngực, buồn nôn, nôn mửa… au khi tắm, sản phụ nên kịp thời lau khô người và tóc mặc xong áo phòng lạnh mới có thể ra khỏi phòng tắm, tốt nhất dùng khăn khô bọc lất tóc, bởi vì nước trong khi bốc hơi sẽ làm mất lượng lớn nhiệt của cơ thể. Cho nên, phải bảo vệ tốt phần đầu, không để cảm lạnh, nếu không mạch máu ở phần đầu bị lạnhb kích thích, sẽ đột ngột co rút, dẫn đến bệnh đau đầu sau khi sinh. Sau khi tắm cho dù toàn thân có cảm giác nóng, cũng không nên ra đứng ở những nơi có gió, hay ngồi dưới quạt máy, máy lạnh đang mở. Do lỗ chân lông của sản phụ ở vào trạng thái mở, một khi gặp gió, càng dễ cảm lạnh hơn so với người bình thường, thậm chí gió rét sau khi tắm đi vào những lỗ chân lông đang mở, khớp, kinh mạch, làm nên những bệnh mới như viêm khớp…
(5) Sau khi tắm, sản phụ có thể cắt móng tay, móng chân… đó chỉ là tế bào bữu mô đã hoá sừng, chỉ cần không dùng đồ cắt dơ và rỉ sét, không làm rách da, thì sẽ không mắc “bệnh phong do kéo cắt”.
(6) Sau khi tắm nếu tóc chưa khô, không nên coat và để đầu ướt mà ngủ. Nếu không sự ẩm ướt dễ xâm nhập vào đầu dẫn đến bệnh đau đầu.
(7) Không nên tắm ngay khi đói hay sau khi ăn no. sau khi tắm nếu cảm thấy đói thì nên ăn chút ít, để bổ sung khí huyết bị tổn hao.
(8) Sau khi sinh, sản phụ còn nên dùng nước thuốc bắc để tắm. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một phương thuốc dành cho sản phụ khi tắm, tiện cho quá trình chọn lựa.
Phương pháp tránh gió bằng gừng sống, 50g phòng phong, 50g gừng sống. Đập vỡ dùng nước rửa dạch, sắc nước bỏ bã dùng để tắm.
Cách dùng: dùng nước sạch rửa sạch vết bẩn trên cơ thể trước, rồi dùng thuốc lau toàn thân. Người bị ghẻ lở ở da thích hợp ngâm vài phút rồi lau mình. Rửa xong lau khô là được, không cần dùng nước sạch rửa lại lần nửa.
Công hiệu: có thể làm thông mạch máu, tránh gió rét, ấm da, loại bỏ ẩm ướt, dùng rất tốt cho người bị phong thấp, đau khớp cơ. Sản phụ dùng phương pháp này để tắm có lợi cho quá trình giải toả cơn đau khớp cơ vốn có.
Theo quá trình tiến hành quan sát, ghi chép đối với những thay đổi sinh lý của cơ thể sản phụ sau khi tắm vòi sen cho thấy, sản phụ sau khi tắm vòi sen, trong đó khoảng 2/3 thân nhiệt của sản phụ tăng cao, 1/3 thân nhiệt của sản phụ hơi hạ thấp. Nhưng dù là nhiệt độ cơ thể tăng cao hay hạ thấp, thì sự không ổn định cũng không vượt quá 0,5oC, là điều thuộc phạm vi bình thường, sự mất ổn định của huyết áp cũng rất ít. Đồng thời, đối với việc co rút tử cung cũng cùng với màu sắc, lượng, mùi của sản dịch và xuất huyết… đều không có ảnh hưởng xấu.
So với những sản phụ không tắm, thì những sản phụ tắm sau khi sinh, da sạch sẽ hơn, tỷ lệ nhiễm trùng ở tầng sinh môn hay ở những bộ phận khác cũng giảm rõ nét. Tắm có thể mở rộng mạch máu toàn thân, máu lưu thông nhanh thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cục bộ. Nếu có vết thương, có thể tăng nhanh quá trình làm vết thương. Tắm còn có công hiệu thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và bổ khí, và loại bỏ sự mệt mỏi của cơ thể trong quá trình sinh đẻ. Sau khi tắm, bình thường sản phụ cảm thấy tinh thần rất sảng khoái, đồng thời khí sắc của 84% sản phụ chuyển biến tốt, ngủ ngon hơn, đi vệ sinh bình thường, thể lực hồi phục quá nhanh. Tắm cũng có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với quá trình tiết sữa của tuyến vú, có thể nâng cao chất lượng của sữa. Ngoài ra những sản phụ kịp thời tắm sau khi sinh thì bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh (nhiễm khuẩn khoang miệng) tỷ lệ phát sinh thấp. |