Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Tại sao phụ nữ sau khi sinh dễ bị chứng sản muốn, cách phòng chống như thế nào?

Một số phụ nữ sau khi sinh, thì trạng thái tinh thần có những biến đổi rất lớn, thường biểu hiện là tâm trạng nôn nóng, dễ kích động, lo lắng bất an, mất ngủ, muốn tinh thần, sầu muộn thích khóc. Cho dù là sản phụ trong trạng thái bình thường rất kiên cường lúc này cũng rất dễ xúc động rơi lệ vì một chuyện rất nhỏ, gây nên ăn uống ít, không tập trung sự chú ý, hay có sự lo lắng và kích động rõ nét. Do hiện tượng này phát sinh sau khi sinh, nhất là 3-4 ngày sau khi sinh thì biểu hiện của nó rất rõ nét, vì vậy nó được gọi là chứng sầu muộn sau khi sinh. Đây là một hiện tượng mà trong những năm gần đây, bác sĩ mới chú ý đến. Hiện tượng này khá phổ biến, có khoảng 50% đến 70% sản phụ đều gặp phải trường hợp này. Ví dụ như chồng không đến thăm, người nhà về hết, ăn cơm không ngon miệng, trẻ không bú, đều làm cho sản phụ khóc. Trong đó nhất là sản phụ mới sinh lần đầu, sản phụ cao tuổi hay sản phụ có bệnh sử về bệnh tâm thần đều có tỷ lệ mắc chứng bệnh này quá cao.

Tại sao sản phụ lại có tinh thần sầu muộn này? Các nhà chuyên gia cho rằng, chủ yếu là do quá trình bài tiết hormon trong cơ thể của sản phụ sau khi sinh có sự thay đổi lớn. Khi mang thai, nhau thai tiết một số hormone có lợi cho quá trình mang thai. Sau khi sinh con, nhau thai cũng theo đó mà bài ra ngoài cơ thể. Quá trình bài tiết hormone trong cơ thể người mẹ đột nhiên hạ thấp, dẫn đến tinh thần sản phụ không ổn định, phải phát sinh sầu muộn. Ngoài ra, còn do sự mệt mỏi khi sinh, nhớ con, cho bú về đêm hay lo lắng cho sức khoẻ, quá trình phát triển và giáo dục đối với trẻ sau này; đồng thời do người nhà “trọng nam khinh nữ” không vừa lòng đối với việc sinh con gái của sản phụ và trút giận lên bản thân sản phụ, làm cho sản phụ càng chịu đựng những kích thích và tổn thương nhiều hơn… nhất là về mặt tinh thần, đây đều là nhân tố trực tiếp dẫn đến chứng sầu muộn sau khi sinh.

Ngoài ra, những người mẹ trẻ đối mặt với cục diện khó khăn như về việc chăm sóc trẻ sơ sinh, sức khoẻ bản thân và việc chăm sóc cả gia đình cùng với những thay đổi vội vàng trong cơ thể khi mang thai và sau khi sinh, gây ra cuộc sống sau này có sự thay đổi lớn. Những việc này đều làm cho người mẹ lúng túng, những việc không thích ứng trong thời gian ngắn này đối với cuộc sống của sản phụ sau khi sinh thường làm cho họ xuất hiện tình trạng bất an, uể oải, dễ nổi nóng. Nghiêm trọng hơn, sẽ có khuynh hướng tự sát hay làm tổn thương con.

Nếu sản phụ phát hiện có tinh thần sầu muộn sau khi sinh thì nên điều chỉnh kịp thời có thể nhanh chóng loại bỏ nguy cơ u uất của bản thân. Phương pháp xử lý này chủ yếu là tăng cường chăm sóc tâm lý, an ủi thai phụ, về mặt tâm lý và có sự quan tâm chân thành. Nhưng nếu như người nhà nhận thức không được hay không xem trọng vấn đề này, thờ ơ đối với những biểu hiện khác thường về mặt tâm lý của sản phụ, thậm chí trút oán hận, ngược đãi lên bản thân sản phụ, càng làm cho triệu chứng sầu muộn của sản phụ trở nên nặng, có thể dẫn đến chứng u uất hay bệnh tâm thần sau khi sinh.

Phần lớn những sầu muộn của sản phụ sau khi sinh không cần phải điều trị. Một số sản phụ sau khi trình bày cảm giác của mình với người khác thì cảm thấy đỡ hơn, tuy nhiên hầu hết sản phụ chỉ muốn tự mình điều chỉnh những cảm giác này. Sản phụ bị chứng sầu muộn nghiêm trọng sau khi sinh thì khá ít, tỷ lệ phát sinh này ít hơn 0,1%. Nếu triệu chứng sầu muộn của sản phụ kéo dài quá hai tuần hay ngủ không được, ăn không ngon miệng, xuất hiện sự thất vọng, nên kịp thời đến gặp bác sĩ và điều trị.

Đề phòng tránh chứng sầu muộn của sản phụ sau khi sinh, ngoài việc cần sự chăm sóc tỉ mỉ của nhân viên y tế, thì người nhà cũng nên quan tâm và an ủi sản phụ, chỉ có sự yêu thương của chồng và sự chăm sóc tận tình của người nhà mới có thể giải toả lo lắng và sầu muộn trong lòng sản phụ. Tránh việc chỉ lo cho con, bỏ quên sự chăm sóc sản phụ, càng không thể có biểu hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ngày nay, một số địa phương đã tiến hành mô hình phòng sinh vợ chồng, cũng chính  là, để người chống ở bên cạnh vợ trong suốt quá trình sinh, và làm tốt việc chăm sóc trong thời kỳ hậu sản. Việc được quan tâm và sớm tối bên cạnh của người chồng, làm cho sản phụ tràn đầy hạnh phúc và có cảm giác an toàn cao. Điều này có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với việc xoá bỏ chứng sầu muộn sau khi sinh của sản phụ.

Cần tăng cường việc bảo vệ sức khoẻ đối với những sản phụ phát sinh sầu muộn sau khi sinh như khi kiểm tra trước khi sinh nên tìm hiểu đặc điểm tính cách của thai phụ, làm tốt công tác giáo dục bảo vệ sức khoẻ. Người có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và con trẻ nên giành nhiều thời gian quan tâm và giúp đỡ cho sản phụ, phối hợp hoà giải những mối quan hệ gia đình hay xã hội (như quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu, quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa đồng nghiệp, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ hàng xóm…), tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định về tinh thần. Đối với những sản phụ có hội chứng này (hay biến chứng) trong thời kỳ mang thai nên tích cực điều trị.

Sau khi sinh, sản phụ nên duy trì tâm trạng vui vẻ và thư giãn tinh thần. Các thành viên trong gia đình nhất là người chồng phải ủng hộ tinh thần cho sản phụ, phải quan tâm và chăm sóc cho sản phụ về mọi mặt, tạo cho họ có những giấc ngủ và chất dinh dưỡng đầy đủ. Tích cực ủng hộ và nuôi dưỡng con trẻ bằng sữa mẹ, chú ý việc bồi dưỡng tình cảm với trẻ sơ sinh, để tránh phát sinh chứng sầu muộn sau khi sinh. Nhất là nên an ủi nhiều hơn đối với sản phụ có thai nhi, trẻ sơ sinh tử vong và trẻ sơ sinh dị hình, và đề ra những vấn đề sinh dục cho lần mang thai sau.

Phải tiến hành việc điều trị tâm lý và điều trị bằng thuốc cho những sản phụ có chứng sầu muộn sau khi sinh, và trong khi điều trị nên ngừng việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Nếu triệu chứng sầu muộn nặng, có thể dùng một số thuốc như Tiêu dao hoàn. Đồng thời, người chồng thường xuyên trò chuyện cởi mở, vui vẻ với sản phụ như: kể chuyện vui, chuyện hài kịch, giải quyết tốt một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống, giúp sản phụ giải toả một số gánh nặng về tư tưởng không cần thiết. Tạo điều kiện cho bạn thân thường xuyên thăm hỏi, nói chuyện với họ, giảm bớt thời gian ở một mình. Nhân viên y tế trong bệnh viện cải thiện tốt thái độ phúc vụ, đều có lợi cho phòng trị chứng bệnh sầu muộn sau khi sinh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình