Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Nứt núm vú là gì, cách phòng trị như thế nào?

Sản phụ cho con bú sợ nhất là nứt đầu núm vú, một khi núm vú bị nứt sẽ làm cho quá trình cho bú trở nên đau nhiều. Vậy nứt núm vú là gì?

Núm vú và quầng vú phát sinh ra những vết nứt da không đều, gọi là nứt đầu núm vú, tức rách đầu núm vú, hay gọi là lở núm vú. Sách cổ đông y “Dương khoa đắc tập” còn gọi hiện tượng này là “gió đầu vú”. Đây là một loại bệnh về vú dùng triệu chứng mà đặt tên. Bệnh này thường phát sinh ở những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú và những sản phụ mới sinh đẻ mắc bệnh này nhất. Chứng này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến loét vú, tức viêm tuyến vú. Đặc điểm của nó là nứt da ở đầu núm vú và quầng vú, khi cho bú thì đau như cắt, thường tái phát nhiều lần, một số phụ nữ mắc bệnh sau khi ngưng cho con bú mới có thể lành.

Nguyên nhân gây bệnh.

Do dị hình núm vú như núm vú chìm vào trong, dẹt…tạo nên hiện tượng cho bú khó khăn.

Cho bú không hợp lý, thời gian cho bú quá lâu.

Trong thời kỳ đầu cho con bú thì da ở núm vú non nớt, không chịu được sự ngâm của nước bọt và quá trình bú của trẻ, hay trẻ khi bú cắn rách đầu vú.

Trẻ nhỏ bú khi sốt cao hay bị bệnh sởi, dẫn đến núm vú bị nhiễm trùng bởi virus gây sốt.

Sữa tiết quá nhiều, da ở đầu vú ngâm trong thời gian dài, cũng có thể dẫn đến hư hại hay bị chàm. Những nguyên nhân nêu trên, đều có thể dẫn đến việc rách, hư hại và nứt đầu núm vú.

Triệu chứng.

Xuất hiện ở bề mặt núm vú có những vết nứt và lở loét không đều, hay da bị huỷ hoại. Có khi men theo phần chính của núm vú, phát sinh những vết nứt hình vòng rất sâu, làm cho núm vú gần như rụng xuống từ quầng vú. Khi cho con bú, người mẹ đau không chịu nổi. Vật bài tiết trong vết nứt khô lại thì kết thành vảy vàng, và phát sinh cơn đau do khô ráp. Khi nghiêm trọng thì núm vú có thể nứt một bộ phận, vết nứt vuông góc có thể làm cho núm vú chia thành hai cánh, tạo điều kiện cho virus gây bệnh xâm nhập vào tổ chức của vú như viêm tuyến vú cấp tính…

Phương pháp phòng trị nứt núm vú.

Phải giữ vệ sinh cục bộ, dùng chụp thuỷ tinh, núm vú cao su hay  vải gạc đã khử trùng để bảo vệ núm vú, có thể giảm bớt cơn đau.

Giữ cho áo lót khô ráo, thường xuyên thay và giặt sạch. Phòng tránh núm vú bị ngâm trong sữa.

Trước khi cho con bú, nên dùng nước ấm rửa sạch núm vú. Sau khi bú xong, nên xoa cục bộ bằng dầu gan cá 10% hay thuốc mỡ benzyl benzoate…

Khi nứt núm vú nghiêm trọng, tạm thời ngưng cho bú trong vòng 24-48 giờ. Vắt hay hút sữa ra rồi tiếp tục cho bú, làm giảm nhẹ quá trình phát triển của chứng viêm, thúc đẩy quá trình lành vết nứt sớm hơn.

Đối với những vết thương lâu ngày không lành, có thể thoa nhẹ một chút bạc nitrat 25% vào chỗ bị thương, rồi dùng nước muối sinh lý rửa sạch, thúc đẩy cho nó sớm lành.

Điều trị đông y: Nếu bệnh tái phát hay khá nặng có thể phối hợp điều trị bên trong. Nếu trường hợp thấp nhiệt gan, nóng gan thì nên làm mát gan, giải nhiệt bằng cách dùng canh long đàm có tác dụng lọc gan để điều trị. Những thuốc bắc thường dùng gồm có: Long đảm thảo, hoàng kim, chi tử, mộc thông, sài hồ, xa tiền tử, phục linh bì, hạ khô thảo, dương quy, sắc nước, uống một liều, mỗi ngày uống hai lần.

Phònh tránh nứt núm vú,  đối với việc phòng tránh phát sinh viêm tuyến vú cấp tính, viêm mô tổ chức liên kết ở vú và nhọt ở vú là việc quan trọng nhất.

Phương pháp phòng tránh như sau:

Giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, thai phụ phải chú ý đến việc vệ sinh núm vú sạch sẽ. Mỗi ngày dùng nước xà bông hay nước ấm rửa sạch núm vú và quầng vú, thường xuyên xoa bóp núm vú để tăng cường sức chống ma sát của da ở núm vú. Khi cho bú thì không dễ bị cắn rách.

Thường xuyên thay áo lót, mặc nịt ngực, để tránh chà sát làm tổn thương da ở núm vú.

Sản phụ có núm vú chìm vào trong hay dẹt, thì nên tích cực điều chỉnh.

Phải tập thành thói quen cho bú tốt, cho bú đúng giờ. Thời gian cho bú không nên quá dài, mỗi lần từ 10-15 phút là được, và bốn tiếng một lần.

Chú ý vệ sinh khoang miệng cho trẻ, để tránh núm vú nhiễm khuẩn gây sốt phát sinh hiện tượng nứt núm vú.

Khi nứt núm vú thì cho bú như thế nào.

Trước khi cho bú nên đắp khăn nóng lên vú và núm vú khoảng 3-5 phút, đồng thời xoa bóp vú để kích thích quá trình tiết sữa, nên vắt lượng ít sữa trước, làm cho quầng vú mềm rồi bắt đầu cho con bú. Cho bú bên núm vú bị tổn thương nhẹ trước, để giảm sức mút của trẻ đối với bên còn lại. Vị trí cơ thể khi cho bú phải xen kẽ, nếu một lần là nằm thì lần khác nên chuyển thành ngồi. Thời gian cho bú nên cách từ 2-2,5 giờ một lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Khi ngừng cho bú, người mẹ có thể nén nhẹ cằm của trẻ, ngừng việc hút sữa một cách nhẹ nhàng. Những chỗ bị tổn thương bình thường có thể xoa một ít sữa, paraffin – molle – jelly petroleum hay những chất dầu mỡ sạch khác để bảo vệ da, nhưng tránh dùng những thuốc nước hay cao dẻo chứa borat, tránh dẫn đến hiện tượng ngộ độc cho trẻ. Nếu người mẹ bị đau dữ rội, có thể ngưng việc cho bú khoảng 24 giờ, đúng giờ nên vắt sửa ra, dùng muỗng nhỏ đút cho trẻ.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình