Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Những đặc trưng của trẻ sinh đủ tháng.

Các cơ quan trong cơ thể của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn thiện, chức năng sinh lý cũng không toàn diện. Vì vậy trẻ sơ sinh cần khoảng một tháng để có thời gian điều chỉnh và đi vào trạng thái bình thường. Do đó, giai đoạn này, trẻ sơ sinh có những đặc điểm riêng.

Tất cả những trẻ sơ sinh có tuổi thai là 37 tuần (259 ngày), thể trọng trẻ khi chào đời vượt quá 2500g, chiều cao trên 45cm, gọi là trẻ đủ tháng (hay thành thục). Nếu thai đủ tuổi, nhưng thể trọng không đủ 2500g, thì gọi là trẻ thành thục không tốt hay trẻ có thể trọng thấp khi chào đời. Những trẻ sơ sinh khi mới sinh ra, da trên người màu hồng phấn, non mềm, đầu rất to, hô hấp yếu không nghe được, tứ chi cong trước ngực, biểu hiện giống như vẫn còn đang trong tử cung, gần như cả ngày đều ở trong trạng thái ngủ say. Đặc trưng của nó là:

(1) Đầu: Đầu khá to, tóc nhiều ít hoặc không nhất định. Đầu có hình dạng lạ, thông thường do sức ép trong quá trình sinh tạo thành. Sau hai tuần hình dạng của đầu sẽ trở lại bình thường. Ở đỉnh đầu có một khu vực mềm, gọi là thóp. Tổ chức xương sọ ở chỗ này còn rất yếu nên rất dễ bị tổn thương.

(2) Mắt: Hai nhãn cầu có màu nâu đen. Mí mắt có hơi sưng, do sức ép của quá trình sinh đẻ tạo nên, sau vài ngày thì có thể thuyên giảm. Mắt thường nhìn yên một chỗ.

(3) Tứ chi: Tứ chi của trẻ khá ngắn, tư thế phát triển ra ngoài và cong. Tứ chi có da màu xanh tím, do hệ thống tuần hoàn của trẻ nhỏ chưa phát huy hết tác dụng. Đợi sau khi trẻ hô hấp bình thường, thì màu xanh tím thuyên giảm. Móng tay khá dài.

(4) Vú: Bất kể là trẻ nam hay trẻ nữ, khi chào đời thì hai bên vú đều sưng, thậm chí chảy ra một ít sữa. Vài ngày sau thì chỗ sưng tấy có thể thuyên giảm.

(5) Cơ quan sinh sản: Khi trẻ nam và trẻ nữ chào đời, thì cơ quan sinh sản của chúng cũng khá lớn. Bìu dái của trẻ nam có độ lớn nhỏ không đều, tinh hoàn có thể hạ vào trong bìu dái, hoặc cũng có thể dừng lại ở háng hay không sờ được. Dương vật, đầu dương vật và da bao bọc có thể có niêm mạc mỏng. Ngược lại, ở trẻ nữ, âm môi nhỏ của trẻ khá to, âm môi lớn phát triển tốt, có thể che lấy âm môi nhỏ, màng trinh hơi lộ ra, có thể có một ít chất bài tiết chảy ra.

(6) Da: Da non mềm và có tính đàn hồi, thường có màu hồng phấn, bên ngoài được che phủ bởi một lớp mỡ thai dạng sữa. Ở đỉnh mũi, hai cánh mũi, giữa mũi và má, thường có những nốt nhỏ màu vàng trắng được hình thành do sự tích tụ mỡ dưới da. Phần lớn lông rụng trước khi trẻ chào đời, số còn lại khá ít lông thai ở phần mặt, trên vai, trên lưng và xương cùng. Nốt ban và mẩn da rất thường thấy ở trẻ, sau vài ngày thì tự động biến mất.  

(7) Phân: Phân mà trẻ bài tiết ra lần đầu có màu đen, có dạng đặc dính, gần như không có mùi thối, gọi là “phân su”. Một khi bắt đầu bú sữa, thì màu sắc của phân sẽ thay đổi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình