Chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh quá trình phát triển xương của trẻ. Khi trẻ sơ sinh chào đời thì chiều cao trung bình là 50cm, trong đó đầu chiếm ¼ chiều cao thân trên. Sau khi trẻ chào đời, mỗi tháng của nửa năm đầu bình quân cao thêm 2,5cm, nửa cuối năm thì bình quân mỗi tháng cao thêm 1,5cm. Khi trẻ một tuổi thì chiều cao có thể đạt 75cm.
Thể trọng của trẻ sơ sinh khi chào đời là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng phát triển của trẻ, cũng là căn cứ quan trọng để phán đoán tình trạng dinh dưỡng của trẻ mà tính toán lượng thuốc, bổ sung thể dịch cho trẻ sau này.
Khi trẻ sơ sinh chào đời, thể trọng trung bình là 3000g, phạm vi bình thường là 2500 – 4000g. Trong 3 – 5 ngày sau khi trẻ sơ sinh chào đời, thì thể trọng tạm thời giảm 3% - 9%. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này là: Sau khi trẻ chào đời phải bài tiết phân, nước tiểu, đồng thời, còn ói ra một số nước ối hấp thu trong quá trình sinh đẻ. Thông qua quá trình hô hấp của phổi và da cũng sẽ tỏa ra một số thành phần nước, lượng ăn của trẻ sơ sinh mới chào đời rất ít, lượng sữa của người mẹ cũng thường là không đủ, do đó mà tạo thành hiện tượng giảm thể trọng. Thông thường chỉ cần cho bú đúng, sau 3 – 4 ngày thì thể trọng bắt đầu tăng trở lại, sau 7 – 10 ngày thì thể trọng có thể phục hồi dần về trạng thái trước khi chào đời.
Quá trình phát triển trung tâm thân nhiệt của trẻ sơ sinh không hoàn thiện, hơn nữa lớp mỡ dưới da mỏng, khả năng giữ ẩm kém, cộng thêm cơ thể trẻ tỏa nhiệt nhanh, thân nhiệt thường không ổn định. Nhất là khi mới chào đời, trẻ sơ sinh từ cơ thể mẹ có nhiệt độ ổn định, bên ngoài có nhiệt độ khá thấp, nên nhiệt độ cơ thể của trẻ thường giảm xuống khoảng 2oC. Sau này có thể tăng dần trở lại, thông thường sau 24 giờ thì ổn định ở mức 36 – 37oC.
Tuy nhiên có một trường hợp cần được chú ý là: Ngày thứ 2 – 4 sau khi trẻ sơ sinh chào đời, nhiệt độ cơ thể có thể tăng rất nhanh đến 39 – 40oC, thường chỉ trong vài giờ, lâu hơn thì khoảng 1 – 2 ngày. Y học gọi là “sốt do mất nước” hay “sốt một lần”. |