Khoang mũi, cổ họng, khí quản và phế quản của trẻ sơ sinh đều khá nhỏ hẹp, đường dẫn khí và khoang ngực lại nhỏ, hơn nữa cơ hô hấp khá yếu, chủ yếu nhờ vào hô hấp của cơ hoành. Cho nên, khi trẻ nhỏ hô hấp thì thành ngực hoạt động khá nông, phải quan sát tỉ mỉ phần ngực thì mới có thể thấy được. Khi bình tĩnh trẻ sơ sinh hô hấp, thì lượng khí mỗi lần hít vào hay thở ra đều ít, nhưng lượng ôxy cần thiết cho quá trình chuyển hóa của trẻ không thấp. Do đó chỉ có thể thông qua sự tăng nhanh số lần hô hấp để bổ sung lượng khí không đủ cho mỗi lần hít vào. Vì vậy khi nhìn thấy quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh không đều thì không cần phải lo lắng.
Trung khu hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, nhịp hô hấp thường bị rối loạn, khi ngủ biểu hiện càng rõ nét hơn. Tuy nhiên, quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh bình thường có hiện tượng nông sâu, xen kẽ và tốc độ nhanh chậm khác nhau, nhưng không có biểu hiện sắc mặt nhăn nhó hay phát sinh xanh tím… Do đường thông khí của trẻ sơ sinh hẹp, chứng viêm nhẹ có thể dẫn đến hô hấp khó khăn, cho dù bị nghẹt mũi, cũng có thể gây cản trở cho hoạt động mút sữa của trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh đều hô hấp bằng bụng, do đó, không nên bó phần bụng của trẻ nhỏ quá chặt, để tránh cản trở quá trình hô hấp |