Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Giai đoạn sau của thời kỳ mang thai cần phải chuẩn bị những gì cho quá trình bú sữa của trẻ sơ sinh?

Ngày nay, hầu hết mọi người đề xướng việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhỏ. Dinh dưỡng trong sữa mẹ rất phong phú, có lợi cho quá trình hấp thu của trẻ nhỏ. Sữa mẹ chứa nhiều loại kháng thể, có thể gia tăng khả năng kháng bệnh của trẻ nhỏ. Việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có thể tạo cho mẹ con có tình cảm mật thiết, đồng thời cho con bú cũng góp phần thúc đẩy quá trình co bóp của tử cung, giảm bớt xuất huyết sau khi sinh, có lợi cho quá trình phục hồi cơ thể của sản phụ sau khi sinh, còn có thể phòng tránh việc phát sinh bệnh ung thư vú. Dùng sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ nhỏ thì cũng rất có lợi về mặt kinh tế, tiện lợi, vệ sinh. Việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có nhiều ích lợi như vậy, cho nên, phải bảo đảm đủ việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ chỉ bằng sữa mẹ trong 4 – 6  tháng sau khi sinh. Trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên thực hiện tốt việc chuẩn bị tâm lý cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh, hiểu đầy đủ lợi ích của việc nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ và quá trình quản lý việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, như tính quan trọng của việc mẹ con chung phòng và cho con bú, làm cách nào bảo đảm có sữa đầy đủ, việc chăm sóc vú… và học các tư thế cho bú sau khi sinh.

Việc chăm sóc vú.

Khi mang thai, và giai đoạn thai phụ cảm thấy vú căng, đau và cứng khi chạm vào, đây là kết quả của việc bọng tuyến vú tăng to sau khi mang thai. Quầng vú xung quanh núm vú mở rộng, biến sang màu sậm. Tuyến mỡ dưới da xung quanh vú to nhô lên, là vì quá trình cho con bú sau khi sinh mà thai phụ làm tốt công tác chuẩn bị. Muốn chăm sóc vú tốt trong thời kỳ mang thai, thai phụ phải chú ý đến những vấn đề sau:

 Sau khi mang thai khoảng 6 – 7 tháng, thì mỗi ngày thai phụ nên dùng khăn lông ướt lau núm vú, có thể làm cho núm vú luôn kết chặt, để tránh nứt và cảm nhiễm núm vú khi trẻ bú nhiều lần.

‚ Sau khi dùng nước sạch rửa sạch núm vú, khi cần thiết có thể thoa cao mỡ, để tránh nứt núm vú. Nếu dùng xà bông rửa núm vú, thì sau đó phải rửa sạch núm vú bằng nước sạch nhiều lần. Còn cồn, thuốc rửa, mỹ phẩm và những thứ làm cho da dễ khô và yếu đều không thích hợp dùng.

ƒ Áo ngực nên chọn loại vải bông có tính thông khí và tính hút nước tốt, áo ngực dùng trong thời kỳ mang thai không nên quá chật, nhất là độ lớn nhỏ của vòng vú. Nên thay đổi tùy theo mức căng to của vú. Độ lớn nhỏ của áo ngực phải thích hợp, quá lớn thì không có tác dụng chống đỡ vú, còn quá nhỏ thì không có lợi cho quá trình tuần hoàn máu của vú, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tuyến vú.

„ Nếu có hiện tượng lõm núm vú thì hằng ngày thường nên chỉnh sửa. Phương pháp điều chỉnh: dùng ngón cái của hai tay kéo từ gốc núm vú ra ngoài, tuần tự từ 3 – 9 điểm và 6 – 12 điểm theo thứ tự gốc vú đến quầng vú, rồi sau đó kéo núm vú ra. Theo cách này, mỗi ngày làm 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng năm phút, thì núm vú có thể lồi lên, rất có lợi cho quá trình cho con bú sau khi sinh và giảm bớt việc phát sinh hiện tượng nứt núm vú. Nếu phát sinh hiện tượng nứt núm vú, cũng có thể tiếp tục cho con bú, và sau khi cho bú xong, vắt một ít sữa thoa lên núm vú, bởi vì trong sữa có men sinh trưởng, có tác dụng chữa lành vết nứt ở núm vú rất nhanh.

Làm cách nào để bảo đảm việc có đủ sữa sau khi sinh?

 Giai đoạn trước khi sinh, thai phụ nên tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước, bảo đảm việc nghỉ ngơi tốt, tâm trạng vui vẻ, không nên lo lắng chuyện sinh đẻ mà phát sinh nhiều phiền muộn, ức chế.

‚ Giai đoạn sau của thời kỳ mang thai, sản phụ nên bắt đầu xoa bóp vú và vắt sữa đầu ra. Khi vắt dùng hai tay nắn nhẹ vú, thuận theo vú mà đẩy về trước vài lần, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ đặt bên ngoài quầng vú (nơi có màu da hơi sậm) xung quanh núm vú, dần khép chặt núm vú và tăng sức ép, để sữa đầu vú tiết ra.

ƒ Làm tốt việc chuẩn bị mẹ con ở chung phòng sau khi sinh. Việc mẹ con ở chung phòng vừa có thể làm tăng tình cảm mẹ con, vừa có thể làm được việc cho bú theo nhu cầu.

„ Trẻ nhỏ được sinh bình thường, trong 30 phút sau khi sinh thì mẹ con phải tiến hành việc tiếp xúc da, và bắt đầu cho bú lần đầu, đây được gọi là cho bú sớm. Cho bú càng sớm, xuống sữa càng sớm, cho bú nhiều lần sữa xuống càng nhiều. Chỉ cần làm được những điểm nêu trên, thì sau khi sinh sữa mẹ sẽ đủ.

Trong thời kỳ mang thai nên học tư thế cho bú hợp lý:

Một số sản phụ sau khi sinh trẻ ra vẫn không thể cho bú được. Để bảo đảm cho trẻ sơ sinh được cho bú sớm, trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên học tư thế cho bú chính xác. Tư thế cho bú chính xác là hướng mặt của trẻ nhỏ về phía người mẹ, người của trẻ áp sát vào người mẹ, để ngực áp ngực, tức ngực của trẻ nhỏ áp sát vào ngực của mẹ; bụng áp bụng, tức bụng của trẻ áp sát vào bụng người mẹ; cằm áp vú, tức cằm của trẻ áp sát vào ngực người mẹ, cho núm vú và phần lớn quầng vú vào miệng trẻ để cho bú. Tư thế cho bú chính xác, có thể phòng tránh đau núm vú, nứt núm vú.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình