Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ là tốt nhất.

Sữa mẹ tốt nhất cho nhu cầu của trẻ sơ sinh, và sữa động vật không thể thay thế được. Thành phần hóa học của sữa mẹ có trên 100 loại, trong đó có một số cho đến nay vẫn không thể chỉ ra ý nghĩa sinh lý của nó một cách chính xác, thậm chí có một số chất dinh dưỡng còn chưa được phát hiện.

Đối với ngành dinh dưỡng học thì dinh dưỡng của sữa mẹ tốt hơn những loại sữa động vật khác.

So sánh sữa mẹ với sữa của những động vật khác, thì sẽ phát hiện tính đặc thù của sữa người.

(1) So sánh sữa người và sữa động vật.

Bảng 1 - Bảng so sánh sữa người và sữa động vật.

Số ngày tăng gấp hai lần thể trọng khi chào đời

Lượng protein (%)

Lipid (%)

Đường (%)

Người

120

0,9

3,8

6,6

47

3,4

3,7

4,9

Ngựa

60

2,5

1,9

6,2

Thông thường, trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, lượng protein hấp thu vào nhiều, thì sinh trưởng nhanh. Nhìn từ bảng 1 thì có thể chứng minh như sau. Ví dụ như thể trọng của trẻ khi chào đời là 3kg, nếu tăng gấp đôi (tức 6kg) thì cần 120 ngày (tức tròn 4 tháng), và hàm lượng protein trong sữa người là 0,9% (tức 100ml sữa chứa 0.9g protein). Bò sinh trưởng gấp đôi chỉ cần 47 ngày (tức ít hơn người 70 ngày), và hàm lượng protein trong sữa của nó là 3,4%. Ngựa sinh trưởng gấp đôi cần 60 ngày (tức ít hơn người một nửa), hàm lượng protein trong sữa của nó là 2,5%. Có thể thấy, động vật có hàm lượng protein trong sữa cao, dẫn đến quá trình tăng thể trọng của nó diễn ra nhanh. Đây chính là nguyên nhân mà trước đây mọi người (bao gồm một số bác sĩ) cho rằng chất lượng của sữa bò tốt.

Vậy thì, hàm lượng protein trong sữa mẹ thấp rốt cuộc là tốt hay là xấu? Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu hiện nay về hệ thống thần kinh, chức năng của đại não và quá trình phát triển trí lực của trẻ nhỏ, thì có kết luận sau: Hàm lượng protein trong sữa mẹ thấp, hàm lượng lipid và đường cao, vừa đủ thích hợp cho nhu cầu của quá trình phát triển thần kinh của trẻ. Hệ thống thần kinh của động vật đã phát triển đầy đủ khi còn ở trong bào thai, nên khi chào đời, rất nhanh có thể đứng và chạy nhảy, tự đến bên mẹ mà tìm sữa, phần lớn động tác của nó hoạt bát, do đó cơ bắp cần phải phát triển nhanh chóng, cũng chính là cần ăn vào một lượng protein lớn. Con người thì không như thế, tuy kết cấu não đã cơ bản hoàn thành trong thời kỳ thai nhi, nhưng những mặt như màng tủy thần kinh, tiểu não và chức năng của não, sau khi sinh, cần có một khoảng thời gian rất dài để phát triển dần. Do đó, trẻ cần một lượng acid béo nhiều (thành phần chủ yếu của mô thần kinh) và đường (năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động và phát triển thần kinh). Cũng vì vậy mà trẻ sau khi chào đời không thể đứng, chạy, nhảy được và cơ bắp không cần phải phát triển nhanh chóng, dẫn đến không cần quá nhiều protein. Không hiểu điểm này, mà cung cấp cho trẻ lượng lớn protein có thể là sai lầm lớn. Vì vậy, có thể nói, sữa bò thích hợp cho bò, sữa người thích hợp cho người. Ở tình trạng đặc biệt, khi trẻ nhỏ cần sữa bò, nên cho bú một cách hợp lý.

(2) Protein trong sữa mẹ giúp trẻ nhỏ dễ tiêu hóa.

Bảng 2 – Thành phần protein trong sữa.

Thành phần protein

Sữa người

Sữa bò

Tổng lượng protein (g/100ml)

0,9

49%

Casein

0,25

0,70

As - casein

Rất ít

0,30

Orrhos

0,64

-

ß - globulin sữa

-

Rất ít

Lactoferrin

0,17

-

Lysozym

0,05

0,003

Globulin miễn dịch A (Ig)

-

0,06

IgA

0,10

0,003

IgG

0,003

-

IgM

0,002

-

So sánh lượng protein có trong sữa người (ở bảng 2) với sữa bò, không những hàm lượng không giống nhau, mà chất cũng khác nhau. Protein trong sữa người không những có tác dụng dinh dưỡng, mà còn chứa những dung môi cần thiết cho quá trình chuyển hóa và globulin miễn dịch đề kháng cảm nhiễm. Thành phần as của casein trong sữa, ở trong ruột dễ hình thành hiện tượng đông sữa, chất này khó tiêu hóa, chỉ thích hợp cho loại bò nhai lại. Hàm lượng casein và thành phần as trong sữa bò khá nhiều, ngược lại, hàm lượng casein và thành phần as trong sữa người rất nhỏ (như trong sữa ngựa, chó, heo cũng gần như không có, những động vật này đều không nhai lại). Cho nên, uống sữa người sẽ không hình thành hiện tượng đông sữa, dễ tiêu hóa.

Protein trong sữa còn có một thành phần gọi là orrhos, trong đó - globulin sữa dễ dẫn đến phản ứng nhạy cảm, hàm lượng trong sữa bò thì có, còn trong sữa người thì không có thành phần này. Lactoferrin trong orrhos là protein có thể kết hợp với sắt, có tác dụng ức chế đối với một số vi khuẩn trong đường ruột, do đó có thể phòng tránh một số bệnh. Nếu trong thời kỳ trẻ sơ sinh, tùy ý bổ sung sắt, thì sẽ làm cho lactoferrin mất đi tác dụng ức chế vi khuẩn. Hàm lượng của chất này trong sữa người cao hơn trong sữa bò. Lysozym trong orrhos có tác dụng kháng khuẩn, cho nên, khả năng kháng khuẩn của sữa người cao hơn 3000 lần so với sữa bò. Hàm lượng globulin miễn dịch trong sữa người cũng cao hơn trong sữa bò.

(3) Lipid trong sữa người cũng thích hợp cho quá trình phát triển của não.

Bảng 3 – Lipid và các loại acid béo trong sữa.

 

Sữa người

Sữa bò

Loại lipid (%)

 

 

Acid béo Triglycerid

81

97

Acid béo Diglycerid

3

0,4

Acid béo Monoglycerid

-

Rất ít

Phospholipid

5

1

Sterol

7

0,3

Sterol ester

1

Rất ít

Acid béo tự do

3

0,3

Acid béo tự do (%)

-

-

Acid caprilic

-

-

Acid capric

1

2

Acid lauric

4

3

Acid myristic

5

11

Acid cetylic

22

30

Acid hexadecylenic

4

2

Acid stearic

9

15

Acid oleic

39

31

Acid linoleic

14

2

Acid linolenic

2

1

Theo dõi hàm lượng lipid trong sữa người và sữa bò ở bảng 3. Cho thấy hai loại acid béo cần có trong sữa người, tức acid linoleic và acid linolenic gấp năm lần trong sữa bò.

Sữa mà sản phụ tiết ra vào tuần đầu tiên sau khi sinh gọi là sữa đầu. Nó có những đặc điểm sau:

 Sữa đầu màu vàng và hơi đặc, có hàm lượng protein khá cao và hàm lượng lipid khá thấp. Hàm lượng protein cao là nhu cầu của quá trình sinh trưởng và dự trữ của trẻ sơ sinh. Sữa đầu trên thực tế phản ánh quá trình từ việc thai nhi được nuôi dưỡng nhờ máu của mẹ đến khi trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Cho nên hàm lượng protein trong sữa đầu luôn cao.

‚ Hàm lượng khoáng chất trong sữa đầu cũng rất cao, nó có lợi cho quá trình bài tiết phân su.

Khi trẻ chào đời được một tuần đến hai tuần thì sữa được tiết ra là sữa dịch hành. Protein trong sữa ở thời kỳ này giảm dần còn lipid và đường tăng dần.

Từ sữa đầu cho đến sữa thành thục (khoảng 3 tuần sau khi sinh) có hàm lượng lipid từ 2,04% (trong mỗi 100ml sữa chứa 2,04g) tăng đến 4,87%. Sự gia tăng hàm lượng lipid trong sữa có lợi cho quá trình phát triển não của trẻ sơ sinh. Lipid trong sữa thành thục gần như là toàn bộ acid béo triglycerid, tồn tại dưới trạng thái thuốc sữa, đây cũng chính là nguyên nhân mà sữa thành thục biến thành màu trắng.

(4) Đường trong sữa mẹ.

Đường có trong sữa mẹ chủ yếu là đường lactose, so với đường glucose, thì nó có ưu điểm là:

 Cung cấp năng lượng gấp đôi mà không ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của máu.

‚ Quá trình chuyển hóa khá chậm, không làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột.

ƒ Thúc đẩy vi khuẩn trong đường ruột phát triển với lượng lớn, vi khuẩn này không gây bệnh mà có thể chống sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh khác vào đường ruột. Do đó, trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ít bị mắc bệnh cảm nhiễm đường tiêu hóa, đồng thời vi khuẩn này có thể làm cho những chất trao đổi trong đường ruột của trẻ chuyển hóa thành acid, cho nên phân của trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hơi có mùi chua.

„ Đường lactose có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu đối với sắt, kẽm và nhất là calci.

(5) Khoáng chất và vitamin trong sữa mẹ.

Tham khảo hàm lượng khoáng chất và vitamin trong sữa mẹ ở bảng 4. Hàm lượng calci trong sữa mẹ tuy không cao, nhưng dễ được hấp thu, đây là do tỷ lệ của phospho và calci trong sữa mẹ thích hợp, hơn nữa đường lactose trong sữa mẹ thúc đẩy quá trình hấp thu calci. Về hàm lượng sắt, thì sữa mẹ giống như sữa bò, nhưng khả năng hấp thu của sắt trong sữa mẹ là 50%, trong sữa bò chỉ là 10%. Đây là do trong sữa mẹ có chứa lactoferrin và lượng lớn vitamin C. Hàm lượng kẽm có trong sữa mẹ thấp hơn sữa bò, nhưng sự phối hợp hóa học trong sữa mẹ thích hợp cho quá trình hấp thu kẽm. Tỷ lệ hấp thu kẽm trong sữa mẹ là 41%, còn sữa bò là 28%. Quá trình hấp thu đồng trong sữa mẹ cũng khá tốt.

Ngoài vitamin D, thì hàm lượng của những vitamin khác trong sữa mẹ đều không đến nỗi dẫn đến bệnh thiếu vitamin. Vitamin B1 và vitamin B2 tuy khá ít, nhưng nếu trong chế độ ăn uống của người mẹ đầy đủ, thì trẻ nhỏ không thiếu hàm lượng vitamin B này. Việc sản phụ bổ sung thêm vitamin, nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

(6) Hàm lượng globulin miễn dịch A trong sữa mẹ cao.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có sức đề kháng cao do trong sữa mẹ có nhiều kháng thể, cũng chính là do có nhiều globulin miễn dịch. Trong thời kỳ thai nhi, cơ thể mẹ có thể thông qua nhau thai truyền globulin miễn dịch IgG cho thai nhi. Trẻ sơ sinh sau khi chào đời, bản thân còn chưa thể sản sinh lượng IgG lớn, mà ngược lại, lượng IgG có được trong cơ thể từ người mẹ truyền sang thì giảm rất nhanh, vì vậy, trong thời kỳ trẻ sơ sinh thì sức đề kháng rất yếu. Nhưng sau khi sinh, nếu nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ, thì có thể bù đắp được nhược điểm này, bởi vì trong sữa mẹ có chứa globulin miễn dịch IgA loại bài tiết giúp trẻ sơ sinh trong thời gian này có thể nhanh chóng tự sản sinh các loại globulin miễn dịch, cộng thêm globulin miễn dịch có từ người mẹ. globulin miễn dịch trong huyết thanh của trẻ khoảng một tuổi tương đương khoảng 60% globulin miễn dịch trong huyết thanh của người lớn.

Lượng IgA trong sữa bò tuy ít, nhưng IgG có nhiều hơn trong sữa mẹ. IgG trong sữa bò, đôi khi có thể làm cho ruột của trẻ nhỏ quặn đau dẫn đến việc trẻ khóc dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

(7) Những thành phần khác.

Khi y học phát triển thì những nghiên cứu về sữa mẹ đạt được những thành tựu mới, và phát hiện ra nhiều chất mới.

 Taurin: Hàm lượng taurin trong sữa mẹ nhiều gấp 80 lần trong sữa bò. Taurin là một loại amino acid, đối với trẻ nhỏ thì amino acid rất cần thiết. Tác dụng là phát triển não, thần kinh, võng mạc, điều tiết quá trình truyền dẫn của thần kinh, và sự ổn định của màng tế bào cơ thể… Taurin có tác dụng sinh lý quan trọng.

‚ Gen sinh trưởng: Gen sinh trưởng có thể được kiểm tra trong sữa người có hai loại, tức gen sinh trưởng biểu mô và gen sinh trưởng thần kinh.

ƒ Peptid giấc ngủ: Những năm gần đây, phát hiện ra một chất trong sữa mẹ, là peptid có liên quan đến giấc ngủ, chất này có thể liên quan đến chu kỳ  giấc ngủ của trẻ. Nhà y học cho rằng chất này có thể làm cho nhịp sinh học giữa mẹ và con cùng một nhịp độ, có tác dụng quan trọng về mặt tình cảm thân thiết giữa mẹ và con.

„ Prostaglandin: Hiện nay, y học phát hiện trong sữa mẹ có chất prostaglandin, có tác dụng sinh lý quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình