Giữa mẹ và con nên sớm tiếp xúc, sau khi sinh nên sớm bắt đầu cho trẻ bú. Theo quan niệm cũ, trẻ sơ sinh sau khi chào đời, trong 12 giờ đầu không cho bú, mà cho uống chút nước hay nước đường trước. Ngày nay, khoa học chứng minh cách làm này là không hợp lý, bởi vì nước đường có thể làm giảm bớt tính ngon miệng của trẻ sơ sinh, đồng thời nước đường làm mất cảm giác khát của trẻ. Do đó, không cho trẻ tích cực bú sữa mẹ sớm, sẽ hạn chế việc dẫn đến phản xạ tiết sữa một cách đầy đủ. Mẹ con sớm tiếp xúc, sớm cho bú có những ưu điểm sau:
(1) Có thể sớm xác lập quá trình phát triển tình cảm của mẹ và con. Không những sự yêu thương, chăm sóc và nụ hôn của người mẹ dành cho trẻ, mà còn tiếng nói và tiếng cười của người mẹ, thậm chí tiếng nhịp tim… cũng làm cho trẻ có cảm giác an toàn, bởi vì đây là những âm thanh mà nó đã nghe quen từ khi còn trong thai.
(2) Nguồn sữa ban đầu có rất nhiều ưu điểm, từ kết quả nghiên cứu cho biết: nếu hàm lượng protein cao, thành phần tế bào (như bạch cầu) nhiều, hàm lượng globulin miễn dịch cao nhất, đặc biệt ngày đầu tiên sau khi sinh, nhiều gấp ba lần và 17 lần so với hàm lượng trong sữa mẹ vào ngày thứ ba và ngày thứ sáu. Những globulin miễn dịch này có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa và đường hô hấp còn yếu của trẻ sơ sinh, đồng thời niêm mạc ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật, có tác dụng quan trọng đối với việc phòng tránh cảm nhiễm ở trẻ sơ sinh. Gen sinh trưởng biểu mô trong sữa đầu nhiều, có lợi cho quá trình phát triển đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
(3) Trẻ sơ sinh bú sớm, có thể kích thích núm vú, có lợi cho quá trình tiết sữa nhiều. Prolactin có hàm lượng rất cao sau khi sinh, nếu không kịp thời cho bú, thì chất này sẽ nhanh chóng giảm thiểu, còn nếu cho bú sớm thì có thể làm cho nó ổn định trong mức độ nhất định. Đương nhiên, hai tháng sau khi sinh, prolactin vẫn phải giảm đến giá trị thấp nhất.
(4) Cho bú sớm còn có thể giảm bớt khả năng phát sinh sưng vú sau này. Nếu thời gian bắt đầu cho bú sớm, và tăng thêm số lần cho bú, có thể thúc đẩy quá trình tiết sữa, nâng cao tỷ lệ của việc nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ. Do đó sản phụ trong 12 giờ sau khi sinh thì nên bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú, tốt nhất là bắt đầu vào 4 – 6 giờ sau khi sinh. Ngày nay, có ý kiến cho rằng trong nửa giờ sau khi sinh thì bắt đầu cho trẻ bú và phát động việc nuôi dưỡng toàn bằng sữa mẹ. Bởi vì cho bú sớm có thể làm cho trẻ sơ sinh sớm hấp thu sữa đầu có chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng chất miễn dịch, còn có thể phòng tránh việc phát sinh hiện tượng lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh.
Cho nên y học ngày nay chủ trương, sớm cho trẻ bú sữa mẹ sau khi sinh, nếu có thể cho bú ngay sau khi sinh thì càng tốt. Nó không những có thể đem đến cho người mẹ niềm vui và cảm nhận tốt, quan trọng hơn là việc cho bú kích thích núm vú tiết sữa đầu ra nhiều, đồng thời còn có thể phòng tránh hiện tượng sưng vú, cũng có lợi trong việc kéo dài thời kỳ tiết sữa mẹ. Bú sữa trong lòng mẹ có thể làm cho trẻ sơ sinh cảm thấy sự an toàn và nhận được tình yêu thương của người mẹ một cách đầy đủ. Ngược lại, đối với người mẹ, cùng với việc thỏa mãn về mặt tâm lý, còn có thể có những tiến triển tốt về mặt tình cảm giữa mẹ và con.
Thông qua sự kích thích mút của trẻ sơ sinh, ngoài việc giúp cho quá trình co bóp tử cung, làm cho tử cung sau khi sinh sớm phục hồi lại tình trạng cũ, đồng thời còn ức chế quá trình bài tiết noãn, làm chậm chu kỳ kinh nguyệt, có tác dụng đẩy lùi việc mang thai tiếp |