Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Khi cho bú nên chú ý những vấn đề gì?

(1) Khi nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ nên chú ý vệ sinh, trước khi cho trẻ bú nên rửa tay và rửa núm vú, mũi, miệng không nên đối diện trực tiếp với trẻ. Khi mẹ bị cảm phải mang khẩu trang khi cho con bú. Khi cho bú dùng ngón giữa và ngón trỏ của một tay ép nhẹ ở phía trên và dưới núm vú, rồi đặt núm vú, tốt nhất là luôn cả quầng vú cho vào miệng trẻ. Như vậy, không làm cản trở sự hô hấp của trẻ, đồng thời tránh làm trẻ bị sặc do sữa chảy ra quá nhanh. Phải phòng tránh việc núm vú bị nứt có thể gây khả năng bị viêm tuyến vú sau này.

Trong ba ngày đầu thì thời gian cho bú phải ngắn. Ngày đầu tiên, mỗi lần cho bú hai phút vào mỗi bên vú là được, ngày thứ hai bốn phút, đến sau ngày thứ tư thì mỗi lần có thể cho bú khoảng 15 phút. Bản thân trẻ sơ sinh trong hai tuần đầu cũng sẽ tự điều tiết số lần bú sữa.

(2) Khi cho bú thường có khả năng hít không khí vào, do đó trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng bị ọc sữa. Sau khi cho bú xong, người mẹ phải ẵm trẻ thẳng đứng lên, để cho trẻ dựa vào vai trái và ngực của người mẹ, tựa đầu của trẻ vào vai mẹ, vỗ nhẹ lưng của trẻ, cho không khí trong cổ họng, dạ dày bài tiết ra ngoài để tránh trẻ ọc sữa. Đặt trẻ ngồi trên đầu gối, người mẹ dùng một tay đỡ phần cổ của trẻ, còn một tay khác vỗ nấc. Hay cho trẻ nằm sấp trên chân mẹ, mặt xoay về một bên, vỗ nấc. Nhưng lúc này trẻ vừa mới ăn no, đang ở vào giây phút nghỉ ngơi, tác động vào trẻ không được mạnh. Nếu không có khí bài tiết ra, thì đừng miễn cưỡng.

(3) Đôi khi trẻ nhỏ đã bú sữa no, nhưng vẫn ngậm núm vú mẹ không nhả ra, thậm chí cắn rất chặt, làm cho người mẹ cảm thấy đau, cũng có khả năng làm bị thương vú, lúc này, người mẹ có thể dùng một ngón tay đặt vào trong miệng trẻ, nhẹ nhàng kéo đầu vú ra

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình