Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh không tìm ra núm vú?

Sản phụ khi cho con bú thỉnh thoảng gặp phải những khó khăn như khi cho bú, trẻ sơ sinh bú không chịu nhận núm vú của người mẹ. Tình trạng này, y học gọi là “ảo giác núm vú”. Ảo giác núm vú, tức là trẻ sơ sinh có nhu cầu bú, nhưng khi tiếp xúc núm vú của mẹ thì khóc lớn không chịu bú, hay khi tiếp xúc với núm vú thì bậm môi lại, dẫn đến ngậm vú khó khăn… Như vậy, thì rất khó bảo đảm cho quá trình tiến hành việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ một cách thuận lợi. Vấn đề này chủ yếu có ba nguyên nhân dẫn đến ảo giác núm vú:

(1) Sản phụ và người nhà quá thương trẻ, cho rằng những ngày đầu không có sữa; hay cho rằng sữa đầu không sạch; hoặc sợ sau lần đầu cho bú thành công thì sữa quá ít chưa thể cho trẻ ăn no, không nghe lời chỉ dẫn của nhân viên y tế, mà nuôi dưỡng trẻ bằng những thực phẩm khác.

(2) Do mẹ hoặc con bị bệnh, tạm thời không thể dùng cách nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thì xảy ra hiện tượng ảo giác núm vú.

(3) Núm vú dẹt, lõm vào trong, gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

Phương pháp chỉnh sửa ảo giác núm vú phải dựa vào tình trạng cụ thể:

Khi cho bú, người mẹ dùng tư thế ngồi, làm cho vú trĩu xuống tiện cho việc trẻ ngậm vú. Nếu khi vú quá căng thì đắp nước nóng năm phút trước khi cho bú, vắt bớt một phần sữa làm cho quầng vú mềm, tiện cho việc trẻ có thể ngậm đón núm vú và phần lớn quầng vú. Nếu núm vú dẹt, lõm vào trong, nên tiến hành phương pháp hút núm vú dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi trẻ tiếp xúc với núm vú của mẹ mà khóc lớn, thì người mẹ và nhân viên y tế phải kiên nhẫn thử làm lại nhiều lần. Có thể vắt một ít sữa vào trong miệng của trẻ trước, dẫn dụ phản xạ nuốt làm cho trẻ ngưng khóc, rồi tiến hành cho trẻ mút vú mẹ. Đối với những trẻ bậm môi khi tiếp xúc với núm vú, có thể búng nhẹ vào lòng bàn chân của nó, khi trẻ nhỏ mở miệng muốn khóc, nhanh chóng đặt núm vú và phần lớn quầng vú vào miệng trẻ, làm cho trẻ nhỏ nảy sinh việc mút có hiệu quả.

Tóm lại, khi sửa chữa ảo giác núm vú cần phải chịu khó, không nên vì vậy mà bỏ việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Người mẹ phải có tính nhẫn nại nhất định, và chỉ cần duy trì ổn định cho trẻ bú, thì nhất định thu được hiệu quả khá tốt.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình