Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Khoảng cách thời gian giữa hai lần cho bú.

Thời gian cho bú ngắt quãng dài hay ngắn cũng là điều đáng quan tâm. Có sản phụ cho rằng nên tập thói quen cho bú đúng giờ. Hiện nay, một số sản phụ khác cho rằng nên cho bú theo yêu cầu, lúc nào trẻ muốn bú, thì cho bú. Hai cách này thì cách nào đúng cách nào sai?

Vào thế kỷ XVIII, bác sĩ Kadougan cho rằng việc cho bú đúng giờ ảnh hưởng rất lớn. Sau này, nhiều bệnh viện định ra phương pháp ngắt quãng thời gian giữa hai lần cho bú là 4 giờ. Ngày đầu cho trẻ sơ sinh bú có thể cách nhau 4 – 5 giờ một lần, ngày thứ hai và thứ ba có thể là bốn giờ cho bú một lần, ngày thứ tư đến ngày thứ chín có thể là hai giờ cho một lần. Sau đó, có thể kéo dài đến cách khoảng ba giờ cho một lần, nếu không có trường hợp đặc biệt thì có thể cho bú theo thời gian nhất định như vậy. Buổi sáng, người mẹ nên cho bú đúng giờ, ban đêm sau khi trẻ ngủ có thể không cho bú, cả mẹ và con đều có thể nghỉ ngơi. Sau ba tháng, bắt đầu giảm bớt số lần cho bú về đêm. Sau khi trẻ được nửa tuổi thì tranh thủ tập thành thói quen không bú sữa vào buổi tối. Có một ý kiến khác cho rằng, thời gian tiêu hoá hết sữa của trẻ trong dạ dày khá ngắn, chỉ có thể ngắn đến 1,5 giờ. Đương nhiên, thời gian tiêu hoá của mỗi trẻ dài hay ngắn đều khác nhau, dẫn đến có sự khác nhau về từng cá thể nhất định. Trẻ cũng có nhịp sống và khả năng tiêu hoá mạnh yếu khác nhau, nên tuỳ theo nhịp sống của trẻ, căn cứ vào tính ngon miệng và yêu cầu của bản thân trẻ mà cho bú. Không nên định ra thời gian cố định mà tiến hành một cách cứng nhắc.

Vào những ngày đầu sau khi trẻ chào đời, sữa mẹ tiết ra còn ít, có thể trẻ sẽ ăn không no, lúc này nên cho trẻ bú thêm vài lần. Không nên cố định thời gian cho bú vì còn thông qua việc nút và kích thích nhiều lần, sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Sau khi trẻ ăn no thì thời gian cho bú ngắt quãng tự động kéo dài khoảng ba tiếng một lần. Vì vậy, việc cho bú không nhất thiết phải đúng giờ tuyệt đối, số lần cho bú và thời gian ngắt quãng nhất định phải kết hợp giữa việc cung ứng và thay đổi nhu cầu của trẻ mà định ra. Thông thường trong những tuần đầu, một ngày phải cho bú trên tám lần, khoảng 2 - 3 giờ thì cho bú một lần. Đêm đến trẻ ngủ ngon, không nên thức tỉnh trẻ để bú. Tập dần thành thói quen không cho trẻ bú vào ban đêm, cũng có lợi đối với mẹ và con.

Theo suy nghĩ của một số bà mẹ, nghi ngờ rằng việc cho bú theo nhu cầu không giới hạn thời gian, có phải dẫn đến thiếu sữa không? Hoàn toàn ngược lại, vào khoảng 3 – 4 tháng sau khi sinh, lượng prolactin giảm dần, thời gian ngắt quãng khá dài, lượng bài tiết của nó cũng có thể quá nhiều. Nếu trong thời gian ngắt quãng ngắn, thông qua kích thích nút của trẻ, thì nồng độ prolactin có thể tăng cao trong thời gian nhanh nhất, và sữa cũng tiết ra  với lượng lớn. Đấy là chứng minh sinh học việc cho bú theo nhu cầu. Về mặt nhân tố tâm lý, tinh thần, khi trẻ đói có nhu cầu bú sữa thì có thể lập tức đạt được sự thoả mãn và cũng ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Tình cảm và nhu cầu sinh lý của cả mẹ và con đều đạt được sự thoả mãn kịp thời, và là nguyên nhân dẫn đến tình cảm gắn bó mật thiết giữa mẹ và con ngày càng tốt đẹp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình