Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Tư thế và phương pháp cho bú của người mẹ.

Việc nuôi dưỡng là khâu quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh phát triển tốt hay không chủ yếu là do nuôi dưỡng đúng cách hay không. Việc nuôi dưỡng tiện nhất và thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng phát triển của trẻ sơ sinh là sữa mẹ.

(1) Chuẩn bị cho bú:  Người mẹ vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai có thể bắt đầu xoa bóp vú và vắt ra sữa đầu. Khi vắt, hai tay nắm nhẹ núm vú, thuận theo vú mà đẩy ra phía trước nhiều lần, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái đặt ở bên ngoài quầng vú (phần da có màu hơi đậm) và xung quanh núm vú, từ từ khép lại tăng sức ép, nhẹ nhàng đẩy về phía trước. Áo ngực dùng trong thời kỳ mang thai không nên quá chật, nhất là độ lớn nhỏ của vòng vú, nên thay đổi theo mức tăng to của vú. Sau khi sinh thì vú căng to nhiều hơn thời kỳ mang thai, áo ngực cần phải rộng tương ứng, và nên dùng những biện pháp hiệu quả để nâng đỡ. Ít nhất phải chuẩn bị hai cái áo ngực, để dùng cho sự thay đổi hàng ngày. Núm vú chỉ cần dùng nước sạch rửa mỗi ngày. Mỗi lần trước khi cho bú nên thay tã lót cho trẻ trước, rửa sạch tay và núm bú, vắt bỏ vài giọt sữa, sau đó cho bú.

(2) Tư thế của việc cho bú: Người mẹ sinh sản bình thường nên dùng tư thế ngồi khi cho con bú, tránh tư thế đứng hay tư thế nằm. Nếu nằm trên giường cho bú, mẹ và con đều nằm nghiêng, nhưng người mẹ tuyêt đối không được ngủ, để tránh trẻ phát sinh ngạt thở. Nếu ngồi trên giường cho bú, có thể đặt 1 – 2 cái gối ở lưng và dưới đầu gối, cố gắng để việc cho bú thoải mái. Nếu ngồi trên ghế bú, cũng có thể dùng gối lót ở phần lưng và phía dưới trẻ, hay bắt một chân lên đầu gối, hay kê trên một cái ghế, ẵm nghiệng trẻ trong lòng cánh tay, đặt núm vú vào trong miệng trẻ. Nhất định phải làm cho trẻ ngậm núm vú, cố nhét một phần vầng vú vào trong miệng trẻ, dùng hai ngón tay của người mẹ kẹp ở vú, để tránh ảnh hưởng đến sự hô hấp của trẻ và tránh việc sữa phun quá nhanh làm cho trẻ bị sặc. Vách bụng của trẻ hướng vào vách bụng của người mẹ (tốt nhất là tiếp xúc trực tiếp với da), làm cho ánh mắt của trẻ trực tiếp hướng vào vú mà không hướng lên trần nhà. Trong quá trình cho bú phải nhìn vào mắt trẻ, nói chuyện với trẻ. Lúc này, không nên nói chuyện với người khác, không nên xem báo... không nên có biểu hiện lạnh nhạt đối với trẻ. Vài ngày đầu, có khi người mẹ phải dùng tay nâng vú. Sau nửa tháng, đứa trẻ trưởng thành khỏe mạnh, đã có phản ứng hút mạnh, thì không cần phải làm như vậy nữa. Khi trẻ bú, nhất định phải để cho môi trên và môi dưới của trẻ ngậm lấy cả phần quầng vú dựa theo sức ép mà đi vào miệng trẻ. Lúc bắt đầu bú, phần trước của lưỡi trẻ không ép xuống mà hướng ra phía trước, gốc lưỡi nâng lên; đồng thời nướu răng trên và dưới ép lấy núm vú, và áp sát quầng vú. Tiếp theo là phần trước của lưỡi nâng cao, phần sau không ép xuống, hút ép núm vú, ổ sữa trong vú bị ép nên sữa chảy ra; giai đoạn cuối là phần sau của lưỡi ép xuống, lưỡi rút về sau, dẫn đến phản ứng nuốt xuống dưới. Quá trình cho bú được tiến hành như vậy.

Trẻ chào đời, đôi khi mới ngậm lấy nấm vú, người mẹ nên đoán được phản ứng này của trẻ, mà thực hiện động tác cho bú chính xác. Dùng núm vú cọ xát vào phần giữa môi trên của trẻ hay hai bên mép miệng, giúp trẻ có thể ngậm lấy núm vú ngay. Chú ý không dùng ngón tay để cọ xát, nếu không trẻ sẽ theo đà mà ngậm lấy ngón tay của bạn chứ không phải là núm vú. Khi cho bú, nên làm cho đầu vú đối diện trực tiếp với trẻ, nếu để núm vú xéo đi, tạo nên hiện tượng nghẽn miệng ống tuyến vú hay sữa tiết ra không đủ.

Người mẹ để tránh phân tâm khi cho bú, có thể đóng cửa hay chỉ giữ lại một người giúp đỗ việc chăm sóc trong phòng. Khi cần thiết có thể kéo rèm lại, môi trường xung quanh sẽ yên lặng hơn. Phải biết rằng, việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, là một quá trình học tập và quen thuộc đối với cả mẹ lẫn con. Quá trình này ngắn ngủi thì vài ngày, dài thì có thể là vài tuần, cho nên cần phải nhẫn nại, cố gắng rút ngắn quá trình này

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình