Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Ở tình trạng nào thì sản phụ không nên cho con bú?

Sản phụ ở vào một số tình trạng đặc biệt không thích hợp với việc cho con bú. Dưới đây, chúng tôi đề cập đến hai nguyên nhân.

Về phía cơ thể mẹ.

(1) Bệnh về vú.

Nứt nấm vú nghiêm trọng, viêm tuyến vú cấp tính, sưng vú… nên tạm ngưng việc cho bú.

(2) Bệnh toàn thân.

Bệnh tim: người mẹ mắc bệnh chức năng tim độ III – IV hay người trước đâu từng có tiền sử suy tim.

Bệnh thận: người mẹ có chức năng thận không hoàn thiện ở mức trung bình và nặng, không thích hợp cho bú.

Cao huyết áp: người mẹ bị cao huyết áp gây nên hiện tượng chức năng thận và tim không hoàn chỉnh, và dùng một số thuốc nào đó ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ không thích hợp cho bú.

Bệnh tiểu đường: người mẹ có bệnh tiểu đường khá nặng, đường trong máu không được kiểm soát tốt và đang dùng insulin để điều trị.

Chức năng tuyến giáp khác thường: Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp ở người mẹ, khi tiếp xúc với trẻ vô điều kiện, trên nguyên tắc thì không thích hợp cho bú; còn tiếp xúc có điều kiện, người mẹ dùng 232 (nhi) hay 233 (nhi) (<10mg/ngày) thì có thể cho con bú. Những phụ nữ có chức năng tuyến giáp suy giảm không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhiễm virus gây bệnh: nếu nhiễm virus viêm gan A, trong thời kỳ cấp tính thì tạm hoãn việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, sau khi bình phục thì có thể tiếp tục việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ; nếu nhiễm virus viêm gan B, mà người mẹ có kháng nguyên e dương tính, thì không thích hợp với việc cho bú, còn kháng nguyên (HbsAg) bề mặt đơn thuần dương tính thì không cần phải cấm việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Nếu đã nhiễm virus HIV, thì trên nguyên tắc là không thích hợp cho bú.

Bệnh động kinh: Do việc phát bệnh động kinh và những thuốc kháng bệnh động kinh có nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, phần lớn chủ trương cấm người mẹ nuôi con bằng sữa của mình. Đối với những người mẹ ít phát bệnh hay dùng ít thu6óc, có thể cân nhắc đến việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

Bệnh do lây nhiễm cấp tính: Như bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, trên cơ sở ứng dụng chất kháng khuẩn có hiệu quả, chú ý sau khi cách ly vẫn có thể cho phép việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ; người mẹ nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản, nếu bệnh tình khá nặng, hay dùng những thuốc có ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, có thể tạm ngưng việc cho bú.

Bệnh do quá nhạy cảm: Những người mẹ ở vào giai đoạn phát bệnh cấp tính, điều trị bằng thuốc với lượng lớn hay dùng tetracyclin và erythromycin … thì không thích hợp cho bú.

Những bệnh khác: Người mẹ cho con bú, nếu bị bệnh giang mai, nên cấm việc nuôi con bằng sữa mẹ; những người trong thời kỳ kết hạch hoạt động, kiểm tra ra vi khuẩn lao dương tính trong nước bọt hay vật bài tiết trong dạ dày thì không thích hợp cho bú.

(3) Người mẹ nuôi con bằng sữa của mình nếu có tâm trạng không tốt, hoặc khi tức giận thì không nên cho bú. (Được nhắc đến ở phần sau).

Về phía trẻ.

(1) Trẻ nhỏ mắc một số bệnh như chứng galactose trong máu, chứng xirô-niệu (1), chứng phenylketon trong nước tiểu, cấm việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ… Mụn nhọt đơn thuần dẫn đến chấn thương khoang miệng của trẻ, cũng phải tạm ngừng việc cho bú.

(2) Trẻ sơ sinh cần phải cách ly khỏi người mẹ bởi nguyên nhân điều trị, như sinh non, làm phẫu thuật… có thể tạm ngừng việc cho bú

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình