Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Người mẹ viêm gan B có kháng nguyên bề mặt dương tính có nên cho con bú không?

Khi viêm gan B mà kháng nguyên bề mặt dương tính (lúc trước gọi là kháng nguyên Úc châu dương tính) thì biểu hiện tình tạng cho thấy, bên trong cơ thể có virus viêm gan B. Những người mẹ bị bệnh này mà có con thì trong vòng một năm, trẻ cũng bị nhiễm viêm gan B mà kháng nguyên bề mặt dương tính có thể đạt 50% - 70%; nếu kháng nguyên e của người mẹ cũng dương tính, thì trẻ sơ sinh trở thành người bị viêm gan B mà kháng nguyên bề mặt dương tính, có thể đạt 80% - 100%. Những người mẹ bị viêm gan B mà kháng nguyên bề mặt dương tính, truyền cho thế hệ sau, phần lớn phát sinh trong quá trình sinh và nuôi dưỡng. Nhằm ngăn cản cách lây truyền này, phải tiến hành tiêm chủng phòng ngừa, trẻ sơ sinh sau khi chào đời, trong 24 giờ, kịp thời tiêm 30µg vaccin viêm gan B. Khi được một tháng và sáu tháng thì tiêm thêm 30µg. Đồng thời tốt nhất là tiêm một ống globulin miễn dịch viêm gan B có giá trị hiệu quả cao khi trẻ chào đời và khoảng 20 ngày sau khi sinh, như vậy, tỷ lệ phòng tránh có thể đạt khoảng 90%.

Sau khi tiêm chủng vaccin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B có giá trị hiệu quả cao, nếu vú và núm vú của người mẹ không bị tổn thương, thì có thể cho bú, nếu phát hiện thấy vú và núm của người mẹ tổn thương, thì nên tạm ngưng việc cho bú. Bởi vì, virus viêm gan B lan truyền thông qua máu, nếu núm vú của người mẹ bị tổn thương, chỉ cần một lượng ít máu chảy vào khoang miệng của trẻ, đều có thể truyền virus viêm gan B cho trẻ, gây cho trẻ cảm nhiễm.

Nếu người mẹ bị viêm gan B mà kháng nguyên bề mặt dương tính, hơn nữa chức năng của gan cũng không bình thường, như glutamic pyruvic transaminase cao, thì cho thấy người mẹ này không chỉ là mang virus viêm gan B, mà còn bị viêm gan siêu vi B chính gốc. Nếu đã mang bệnh thì sữa của họ sẽ có tính truyền nhiễm nhất định, không nên tiếp tục cho trẻ bú là điều cần thiết. Giữa mẹ và con tạm thời cũng không nên tiếp xúc mật thiết với nhau, nhất là phải tránh việc hôn trẻ… Dụng cụ ăn uống cũng nên dùng riêng và phải tuân thủ nghiêm ngặt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình