Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Quá trình phát triển tinh thần và hoạt động phản xạ của trẻ sơ sinh.

Hoạt động phản xạ của trẻ sơ sinh.

Não của trẻ mới chào đời còn chưa hoàn thiện, lúc này khả năng trí lực mà trẻ có được chỉ là sự bú sữa với mức giới hạn thấp nhất cần thiết để duy trì sự sống, mắt hướng về nơi có ánh sáng, khi sợ hay không vui thì khóc mà thôi. Đó chỉ là hành vi vô ý thức của trẻ hay chỉ là cách phản xạ đối với sự kích thích từ bên ngoài.

Phản xạ cũng có rất nhiều loại. Loại phản xạ được gọi là phản xạ ôm ấp, đây là một tiêu chuẩn dự đoán xem não của trẻ có phát triển bình thường không. Khi trẻ ngủ say, đột nhiên vén tấm chăn đắp trên người trẻ, thì trẻ sẽ sợ mà đột nhiên giơ hai tay; hay khi trẻ ngủ say thì thổi nhẹ lên mặt nó, làm trẻ cũng có phản ứng tương tự, phản ứng này gọi là phản ứng ôm ấp.

Thông thường khi xuất hiện phản xạ này, hai tay của trẻ giơ lên cùng lúc. Nếu chỉ giơ tay trái mà không giơ tay phải, hay ngược lại chỉ giơ tay phải mà không giơ tay trái, thì cho thấy sự phát triển ở nửa bên não của bên đối diện với tay không giơ lên là không bình thường. Nếu trẻ vốn không có phản ứng với loại phản xạ này, thì là não của trẻ phát triển khác thường hay bị xuất huyết trong sọ.

Ngoài ra, khi dùng ngón tay sờ vào lòng bàn chân của trẻ thì chân của trẻ sẽ nảy sinh phản ứng co giật hay rút vào trong hoặc dùng ngón tay chạm vào miệng hay quai hàm của trẻ, thì miệng sẽ di động mạnh theo hướng chạm của ngón tay, và lộ ra vẻ muốn ăn, gọi là phản xạ bú và người mẹ nên cho trẻ bú vào lúc này. Những phản ứng kiếm ăn, bú, ôm ấp… sẽ biến mất theo sự tăng trưởng của tuổi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển động tác.

Thần kinh của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn thiện như không biết nhìn đồ vật, hoặc có thể thấy được, cũng chỉ là những vật thể ở rất gần. Ví dụ như: lay động ngón tay ở nơi cách mắt trẻ 10cm, mắt có khi sẽ di động theo; hoặc có khi có thể phân biệt được màu trắng hay màu đỏ, và theo đó mà di động ánh mắt…

Khi trẻ sơ sinh được nửa tháng đến một tháng tuổi, thì có thể phân biệt rõ sáng và tối, và có thể nhìn chằm chằm vào vật thể đang hoạt động khá gần.

Lúc này vị giác của trẻ cũng chưa phát triển. Thường biểu hiện thích thức ăn ngọt, ghét nhất là thức ăn có vị đắng và cay, thứ đến là thức ăn chua. Do đó trẻ thích uống nước đường nhất, còn khi uống phải thuốc đắng, thì sẽ nhổ từng chút ra ngoài.

Quá trình phát triển tâm lý và vệ sinh của trẻ sơ sinh.

Làm cách nào để quan sát tâm lý của trẻ mới chào đời có bình thường hay không? Căn cứ vào nghiên cứu hiện nay, ngoài việc trắc nghiệm xem trẻ có thể xây dựng phản xạ có điều kiện hay không, điều chủ yếu nhất là xem trẻ sơ sinh có cảm giác không. Bởi vì cảm giác là tiêu chí thấp nhất để đánh giá quá trình phát triển tâm lý.

Hầu hết, trẻ khi chào đời, thì có đủ các loại cảm giác. Muốn kiểm tra xem phản ứng cảm giác của trẻ có bình thường hay không, có thể quan sát từ những mặt sau.

1. Sau khi rơi xuống đất trẻ có khóc không: Đứa trẻ thường sau khi rơi xuống đất, thì sẽ khóc lớn. Lúc này khóc của trẻ không phải do đói và đau tạo thành, mà là khi khỏi bụng mẹ có nhiệt độ ổn định, tiếp xúc với không khí thấp hơn trong bụng mẹ mà dẫn đến trẻ có nhiều phản ứng khó chịu. Tiếng khóc của trẻ khi rơi xuống đất, chứng tỏ phản ứng cảm giác của trẻ là bình thường. Ngoài ra, khi trẻ tắm nước quá nóng, quá lạnh, cũng sẽ khóc hay nổi da gà. Những hiện tượng này đều phản ánh cảm giác da của trẻ là bình thường. Có nhiều người còn xem nhẹ loại hình phản xạ này của trẻ, bởi vì cũng có trẻ sống được hơn ba năm, nhưng không khóc khi chào đời. Thậm chí đều không có phản ứng đối với bị kích thích nào bên ngoài (tức không biết khóc, không biết cười, không biết ăn, không biết uống, toàn bộ đều là nuôi dưỡng các sản phẩm khác). Sau khi chết mổ tử thi phát hiện thấy não của nó không phát triển toàn diện, chỉ có hai bọng não. Cho nên không có cảm giác, cũng sẽ không có hoạt động tâm lý.

2. Núm vú tiếp xúc với môi của trẻ, thì môi sẽ đi theo núm vú. Ngón tay của người lớn chạm vào lòng bàn tay trẻ, thì trẻ sẽ lập tức nắm chặt ngón tay, điều này chứng tỏ xúc giác bình thường.

3. Trẻ chào đời được năm đến bảy ngày, cho trẻ ngửi những mùi thối khác nhau sẽ xuất hiện những biểu hiện bất an ở mặt và sự hô hấp không đều, mạch cũng đập rất nhanh. Khi mùi thối đó biến mất, thì trạng thái cơ thể của trẻ ổn định bình thường. Điều này cho thấy khứu giác của trẻ rất nhạy.

4. Cho trẻ thử những dịch thể có mùi vị chua, mặn… khác nhau, xem trẻ có những phản ứng khác nhau không. Nếu có những biểu hiện như chau mày, nhắm mắt, mím môi… hoặc trẻ thử dịch thể có vị ngọt, nếu trên mặt xuất hiện biểu cảm vui vẻ, và có thể làm những động tác đặc thù như liếm miệng, chép miệng thì có vị giác của trẻ phát triển rất tốt.

5. Trẻ chào đời được khoảng nữa tháng, nếu có thể thấy ánh nến cách xa hai đến ba bước, hai mắt có thể di động theo sự chuyển động của ánh nến trước mắt, cho thấy thị giác là bình thường. Khi mắt của trẻ sơ sinh chịu kích thích của ánh sáng khá mạnh và việc điều tiết còn chưa thạo, đồng thời do võng mạc còn chưa phát triển hoàn thiện thì có thể làm cho tế bào thần kinh võng mạc phát sinh sự thay đổi hoá học. Cho nên, việc dùng máy chụp có đèn flash chiếu vào mắt trẻ có thể làm cho đáy mắt và giác mạc bị bỏng, thậm chí dẫn đến mù. Do đó, không nên dùng đèn flash hay những ánh sáng mạnh khác chiếu vào mắt trẻ, mắt trẻ cũng không nên lộ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và ánh đèn trong phòng cũng không nên quá sáng.

6. Sau khi trẻ chào đời được 2 – 3 tuần khi khóc, nếu nghe thấy tiếng dỗ dành êm tai hay tiếng ru ngủ kéo dài thành điệu thì trẻ ngưng khóc. Điều này cho thấy trẻ đã có thính giác.

7. Trẻ chào đời được một tháng, khi hai mắt thấy mặt người, thì sẽ quơ tay quơ chân. Khi mệt hay đói, thấy có người thì biểu hiện biểu cảm vui vẽ, điều này cho thấy trẻ đã có sự giao tiếp với con người.

Nếu trẻ trong một tháng đầu sau khi sinh, những tình trạng nêu trên đều rất bình thường, thì có thể khẳng định quá trình phát triển tâm lý của trẻ rất khoẻ mạnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình