Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Chức năng và hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh.

Ngày thứ 28 (thời kỳ trẻ sơ sinh) sau khi trẻ sơ sinh chào đời, là giai đoạn trẻ quá độ dần thích ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung. Trong khoảng thời gian này, đặc biệt là trong một tuần sau khi chào đời (giai đoạn đầu của trẻ sơ sinh), thì người mẹ phải đặc biệt hiểu rõ chức năng và hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh. Nếu gặp phải những tình trạng sau không nên tỏ ra quá lo lắng vì nó thuộc về hiện tượng sinh lý bình thường.

 (1) Hô hấp: Việc đầu tiên của trẻ sơ sinh sau khi chào đời là khóc. Cùng với tiếng khóc lớn đầu tiên, thì lá phổi của trẻ sơ sinh mở ra, và bắt đầu hoạt động có quy tắc. Tần số hô hấp của lá phổi khá nhanh, thông thường mỗi phút là 40 – 60 lần (thậm chí có khi đạt tới 80 lần), có khi nhịp hô hấp có thể không đều. Khoảng hai ngày sau, thì tần số hô hấp sẽ giãm dần đến 20 – 40 lần, mỗi phút.

 (2) Nhịp tim: Do lượng tiêu hao ôxy của trẻ sơ sinh khá lớn, cho nên nhịp tim của trẻ sơ sinh khá nhanh, mỗi phút có thể đạt từ 120 – 140 lần, đồng thời do sự phân bố máu của mạch máu thường tập trung ở nội tạng nên tứ chi dễ bị lạnh, thậm chí xuất hiện thâm tím. Do đó, trong thời kỳ trẻ sơ sinh, việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng.

(3) Chức năng thận: Chức năng thận của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện, chức năng cô đặc khá kém, nên mỗi ngày, trẻ đi tiểu khoảng 20 lần hay nhiều hơn, nhưng nước tiểu có màu vàng nhạc trong suốt, còn có mùi thơm. Chức năng lọc của tiểu cầu thận ở trẻ sơ sinh còn khá thấp, chức năng bài tiết natri còn thấp, cho nên sản phụ không nên cho trẻ ăn đồ mặn, nếu không sẽ phát sinh chứng phù.

(4) Tiêu hoá: Chức năng nuốt của trẻ sơ sinh tuy đã hoàn thiện, nhưng nhu động của thực quản không tốt, cơ vòng của tâm vị cũng chưa khép, dung lượng dạ dày nhỏ, do đó trẻ rất dễ bị ói sữa. Sau khi cho trẻ bú no nên bế trẻ lên, vỗ nhẹ lưng nó 1 – 2 phút làm cho không khí trong dạ dày bài tiết ra ngoài, như vậy có thể phòng tránh bị ói sữa.

(5) Phân su: phân mà trẻ bài xuất ra vào ngày đầu tiên sau khi chào đời gọi là “phân su”, có màu lục đen, hơi đặc dính. Nó được hình thành do nuốt một số lông nhỏ, mỡ thai, nước ói, chất nhầy, và những vật do ruột của nó tiết ra… khi sống trong tử cung. Khoảng 2 – 3 ngày sau khi chào đời thì bài tiết hết hoàn toàn, tổng lượng có thể lớn khoảng 100 – 200g. Đợi sau khi sơ sinh bắt đầu uống sữa, thì phân của nó dần biến thành màu vàng, có dạng hồ, mỗi ngày đi khoảng 3 – 5  lần. Nếu sau khi chào đời 24 giờ mà chưa bài tiết phân su, thì phải nhờ bác sĩ kiểm tra xem có vấn đề gì không.

(6) Thể trọng trẻ sơ sinh giảm do sinh lý: Những ngày đầu sau khi chào đời, do trẻ bú không đều, mất khá nhiều nước và quá trình bài tiết phân su thì sẽ xuất hiện hiện tượng giảm thể trọng do sinh lý. Đây là hiện tượng tạm thời, hơn nữa bình thường thể trọng giảm không quá 10% (bình thường thể trọng bình quân khi chào đời  là 3,2kg). Thông thường thì sau bốn ngày thì thể trọng sẽ tăng trở lại, khoảng 7 – 10 ngày thì có thể phục hồi đến thể trọng khi chào đời. Sau này sẽ tăng lớn lên dưới sự chăm sóc của người mẹ. Nếu sau mười ngày mà thể trọng của trẻ vẫn giảm dần, thì nhờ bác sĩ khám tìm hiểu nguyên nhân.

(7) Vàng da do sinh lý: Lượng và sự hoạt động của dung môi trong gan của trẻ không đủ có liên quan đến quá trình chuyển hoá bilirubin, mà bilirubin trong cơ thể sinh ra khá nhiều (chủ yếu là tế bào bị phá huỷ nhiều), kết quả gây nên hiện tượng bilirubin trong máu tăng cao, xuất hiện hiện tượng trẻ bị “vàng da do sinh lý”. Vàng da trước mắt nhất là ở mặt, cổ, dần dần có thể lan rộng đến toàn thân, màng cứng của mắt. Thông thường, xuất hiện sau khi trẻ sinh khoảng 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 5 – 6 thì phục hồi bình thường. Ở tình trạng này, sản phụ chỉ cần cho trẻ uống nước đường glucose là được, không cần điều trị đặc biệt. Nếu vàng da xuất hiện quá sớm và quá đậm, hay thời gian duy trì quá dài, thì phải nhờ bác sĩ kiểm tra xem là do nguyên nhân gì và kịp thời xử lý.

(8) Nhật ký thai: Lưng, ngực, mông, tứ chi… của một số trẻ thấy có nhiều đốm lớn màu xanh, đây là do một số loại sắc tố trong da hình thành, gọi là “đốm xanh ở thai nhi”. Vài năm sau sẽ tự nhiên biến mất. Nếu có những đốm đỏ lớn, nhỏ không đều ở sau cổ, trên môi, giữa chân mày, trên mí mắt, cũng không nên lo lắng, đây là do mạch máu nhỏ mở rộng tạo thành. Nhưng nếu là đốm đỏ có màu sậm, cộm lên, không ngừng phát triển, thì nên kiểm tra để loại bỏ khả năng u mạch máu.

(9) Răng sữa: Trước đây, thường có tục nhổ “răng sữa”. “Răng sữa” là chỉ một hạt giống nhỏ như mè có màu trắng vàng, xuất hiện trên nướu răng của trẻ. Nó không phải là răng thật sự mà được tạo thành do tế bào biểu mô trong khoang miệng, không làm cản trở việc bú sữa. Thông thường sau 2 – 3 tuần thì thuyên giảm dần. Cách nhổ răng sữa cho trẻ là không khoa học, những người mẹ trẻ không nên nhổ bỏ, nếu không, không những gây cho trẻ bị đau mà còn dễ dẫn đến bị nhiễm khuẩn niêm mạc khoang miệng.

(10) Tuyến vú sưng to và kinh nguyệt giả: Trong vài ngày sau khi trẻ sơ sinh chào đời, còn có thể xuất hiện tuyến vú sưng nhẹ, và rõ nét nhất vào tuần thứ hai, thậm chí có một ít chất bài tiết giống như sữa (bất kể là trẻ nam hay trẻ nữ đều có), nhưng sau 2 – 3 tuần, tự nhiên thuyên giảm. Người mẹ không được bóp, nén, để tránh làm tổn thương và bị lây nhiễm. Vùng ngoại âm đạo của một số trẻ nữ còn có thể xuất hiện những vật bài tiết máu giống như là kinh nguyệt giả, lúc này không nên hoảng sợ, không cần điều trị, thông thường sau vài ngày thì sẽ tự nhiên biến mất. Vì do trước khi trẻ chào đời, trong cơ thể người mẹ chịu ảnh hưởng của estrogen (progesteron, prolactin). Sau khi chào đời thì những ảnh hưởng này đột nhiên ngừng lại, làm xuất hiện hiện tượng “sưng tuyến vú” và “kinh nguyệt giả”.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình