Trẻ sinh thiếu tháng có các cơ quan của cơ thể phát triển không hoàn thiện, khả năng sống thấp, chăm sóc khó khăn, do đó tỷ lệ tử vong quá cao. Vì vậy, cần phải chăm sóc trẻ một cách tỷ mỉ, cẩn thận, để cho trẻ phát triển được an toàn. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng phải chú ý những vấn đề sau:
(1) Chú ý việc giữ ấm
Trẻ sinh thiếu tháng có nhiệt lượng không đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt thấp, dễ bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên ngoài. Do đó, duy trì nhiệt độ cho trẻ sinh thiếu tháng là rất quan trọng, yêu cầu nhiệt độ ổn định và thích hợp, độ ẩm cũng phải hợp lý. Trẻ sinh thiếu tháng có thể trọng 1000 – 1500g, thì nhiệt độ trong phòng phải duy trì ở 34 – 35oC, độ ẩm là 70%. Trẻ sinh thiếu tháng nặng 1800 – 2000g, thì nhiệt độ trong phòng phải duy trì ở 30 – 32oC, độ ẩm là 60%. Trẻ sinh thiếu tháng nặng 2500 – 3000g thì nhiệt độ trong phòng phải duy trì ở 25 – 27oC, độ ẩm là 60% . Trẻ sinh thiếu tháng tốt nhất là mặc quần áo mềm mại, khô ráo và giữ ấm tốt như đội mũ, rồi đắp thêm chăn bông. Giữ áo bông và chăn bông trong túi nước nóng, nhiệt độ của nó có thể căn cứ theo biểu hiện bên ngoài và thân nhiệt của trẻ mà tiến hành điều tiết. Tốt nhất là 4 – 6 giờ thì đo thân nhiệt của trẻ một lần, ghi lại để quan sát sự thay đổi biểu hiện của trẻ.
(2) Chú ý việc nuôi dưỡng
Thể chất của trẻ sinh thiếu tháng kém, nếu không chú ý đến việc nuôi dưỡng thì dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, dẫn đến quá trình phát triển kém. Hiện nay, hầu hết mọi người cố gắng sớm nuôi dưỡng trẻ sinh thiếu tháng, nếu trẻ có khả năng sống mạnh, thì có thể bắt đầu cho bú sau khi chào đời 4 – 6 tiếng. Trẻ có thể trọng 2000g, nên bắt đầu cho bú sau khi chào đời 12 tiếng. Nếu trẻ có tình trạng chung khá kém, có thể đẩy lùi việc cho bú sau 24 giờ, cho uống nước đường glucose 5% hay 10% trước. Cứ mỗi hai giờ một lần, mỗi lần một muỗng canh rưỡi đến năm muỗng canh, sau 24 giờ có thể cho bú sữa. Nếu ngày thứ nhất và ngày thứ hai không có sữa mẹ, có thể nhờ sản phụ khoẻ mạnh giúp đỡ, hay dùng sữa bột không béo và ít béo thay thế sữa mẹ mà nuôi dưỡng trẻ.
Đối với những trẻ sinh thiếu tháng có khả năng bú, cố gắng cho bú sữa mẹ trực tiếp. Trẻ có khả năng bú kém, có thể vắt sữa mẹ ra trước, sau đó dùng ống chích nhỏ chậm từng giọt vào miệng trẻ. Thông thường cứ 2 – 3 giờ thì cho bú một lần. Nếu không có sữa mẹ, thì có thể dùng sữa bò để thay thế, bắt đầu thì cho sữa ít béo hay sữa loãng (2 :1 hay 3 :3) thêm 5% nước đường. Một tháng sau đổi thành sữa bột béo hoàn toàn. Trong 2 – 3 ngày đầu, mỗi ngày lượng sữa bú của trẻ sinh thiếu tháng tính theo mỗi kg thể trọng mà cho bú khoảng 60 ml. Sau này tăng dần lên, gần bằng với lượng sữa bú mỗi ngày của trẻ sơ sinh bình thường. Ngoài ra, do trữ lượng của các chất trong cơ thể trẻ sinh thiếu tháng ít mà sinh trưởng lại nhanh, do đó nên cho trẻ uống thêm những chất dinh dưỡng cần thiết, ví dụ như, cung cấp hỗn hợp vitamin B, mỗi lần một viên, mỗi ngày hai lần. Vitamin C, mỗi lần 50mg, mỗi ngày hai lần. Vitamin E, mỗi ngày 10 – 15 mg, chia làm hai lần uống. Cuối hai tuần sau khi bắt đầu uống thuốc giọt dầu gan cá cô đặc, mỗi ngày bắt đầu uống một giọt, dần dần tăng đến 5 – 10 giọt. Một tháng sau khi chào đời, có thể bổ sung cho trẻ lượng sắt II sunfat kết tinh, bắt đầu từ mỗi ngày 0,3g chia làm ba lần mà uống.
(3) Chú ý việc phòng tránh bị nhiễm khuẩn
Sức đề kháng của trẻ sinh thiếu tháng kém, do đó người mẹ nhất định phải chú ý phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ. Trẻ sinh thiếu tháng năng lực hoạt động khá mạnh, có thể dùng nước ấm lau mình đúng giờ, và dùng dầu thực vật lau nhẹ những chỗ có vết nhăn. Phải chú ý kiểm tra xem da của trẻ có mụn mủ không, nếu có mụn mủ ít và nhỏ, có thể dùng kim đã khử trùng đâm bể mụn mủ, sau đó dùng bông gòn hay băng gạc đã khử trùng lau sạch, thoa thuốc tím lên. Nếu phát hiện thấy da có những lây nhiễm khác, hay viêm tuyến vú, hoặc rốn chảy mủ nước, nên kịp thời đưa trẻ đi khám ngay. Nếu rốn xuất huyết với lượng ít, có thể dùng bông gòn thấm cồn 75% lau sạch vết máu, rồi dùng bông gạc đã khử trùng băng lại. Nên chú ý việc chăm sóc khoang miệng của trẻ và hút những vật bài tiết trong khoang miệng bất cứ lúc nào, đồng thời kiểm tra xem trong khoang miệng có hiện tượng khác thường hay không, nếu có thì nên đi khám kịp thời. Ngoài ra, trẻ sinh thiếu tháng tránh tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt là không nên tiếp xúc với người có bệnh. Khi nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, trước khi cho bú phải rửa sạch tay và núm vú, hoặc đeo khẩu trang khi người mẹ bị bệnh lây nhiễm, tránh tất cả những khả năng phát sinh lây nhiễm.
(4) Chú ý những biến chứng do bệnh
Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng chung của trẻ sơ sinh thiếu tháng, chú ý đến sắc mặt và sự hô hấp của trẻ. Nhất là khi trẻ sinh thiếu tháng bị bệnh thì càng phải cẩn thận. Nếu thấy những hiện tượng lạ như sắc mặt tím, hô hấp chậm hay ngừng, tứ chi và cơ thể cứng, da lạnh… thì gấp rút đưa đi cấp cứu và điều trị. Đối với những trẻ sơ sinh thiếu tháng, được chăm sóc tốt thì có thể vượt qua những thời kỳ nguy hiểm và sinh trưởng khoẻ mạnh.