Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
“Bao sáp ong” có thể trói buộc tiềm năng hoạt đông của trẻ sơ sinh không?

Dựa theo tập quán truyền thống, trẻ mới chào đời, cần phải dùng “bao sáp ong” bọc chặt chân. Có ý kiến cho rằng, chân của trẻ sơ sinh có trạng thái cong, nếu không cột chặt thêm, thì trong tương lai sẽ không thể thẳng ra; tay và chân của trẻ vươn ra ngoài chăn, dễ cảm lạnh, bọc trong bao sáp ong, bế lên cũng dễ. Vậy thai nhi sống trong tử cung đầy nước ối, có thể tự do vươn cánh tay, đạp chân, bơi lội, còn khi lọt lòng mẹ, thì lại bị bó chặt trong “bao sáp ong”. Điều này có tác hại không những tứ chi bị trói buộc, hoạt động hạn chế, mất đi sự tự do, thậm chí còn làm cho xương đùi tuột phân nữa ra khỏi vị trí. Bởi vì chân của trẻ có trạng thái cong như chân ếch, với tư thế này, có thể làm cho xương ở gốc chân vừa đúng với khớp háng, có thể thích ứng với quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu cột thẳng chặt chân của trẻ, nữa phần trên của xương đùi sẽ từ trong khớp háng thoát ra, bị ép thành trạng thái nữa thoát vị lâu ngày, thì sẽ hình thành nữa thoát vị. Sau khi trẻ lớn lên thì sẽ trở thành người què. Chân của trẻ hơi cong ra ngoài, là do tư thế đặc biệt được duy trì trong tử cung trong thời gian dài làm thành, là hiện tượng sinh lý bình thường, cùng với quá trình sinh trưởng phát triển, có thể thẳng dần. Trẻ bị trói buộc trong “bao sáp ong”, còn có thể hạn chế hoạt động của thành ngực và phổi ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thành ngực và phổi. Bọc quá chặt có thể cản trở hoạt động của tứ chi, ngón tay của trẻ sau khi bị cột thì không thể đụng chạm vào những vật để xung quanh không có lợi cho quá trình phát triển của xúc giác làm cho cơ bắp và cơ quan cảm thụ thần kinh. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não và toàn thân. Cho nên “bao sáp ong” chỉ có hại chứ không có lợi đối với trẻ sơ sinh, quan niệm dùng “bao sáp ong” phải được xoá bỏ. Khi nhiệt độ trong phòng khá thấp, thân trên có thể mặc những quần áo thích hợp, sau đó dùng vải bông hay vải tơ mềm bọc hơi lỏng ngang dưới nách. Phần ngực tốt nhất là tay người lớn có thể chen vào, thân dưới phải có hai chân của trẻ có thể duy trì trạng thái cong tự nhiên, và có thể đạp tự do. Làm cho trẻ sơ sinh ngay từ lúc chào đời cảm nhận được sự ấm áp và tự do mà mọi người dành cho nó.

Thật ra nếu dùng bao sáp ong thì không bằng dùng túi ngủ cho trẻ sơ sinh.

Túi ngủ có thể cung cấp cho trẻ một môi trường sống thoải mái và rộng rãi, có tính giữ ẩm cũng tốt, và cũng không bị trẻ nhỏ đạp co. Túi ngủ giải tỏa được nỗi lo của các bậc cha me, hơn nữa đơn giản dễ làm. Loại này có bán trên thị trường. Do đó, chúng tôi cho rằng trẻ nhỏ sử dụng túi ngủ là thích hợp nhất. Người mẹ nhạy bén, khéo tay có thể làm thử hai cái túi ngủ cho trẻ hay áo ngủ.

Ruột áo ngủ có thể dùng vải bông hay vải tô mềm, mặt ngoài dùng vải hoa mềm đẹp mắt. Trong lớp kép dùng bông xốp, tuy độ giữ ấm không bằng sợi bông, nhưng dễ thay và giặt, không cần tháo ra. Một khi bị nước tiểu của trẻ làm ướt có thể dùng máy giặt giặt sạch và sấy khô, hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Trẻ ngủ trong áo ngủ vừa thoải mái vừa giữ ấm, người mẹ cũng không cần phải lo lắng là trẻ sẽ đạp chăn ra mà bị cảm.

Cách làm áo ngủ giống như túi ngủ là một cái áo rộng lớn không tay không cổ dùng dây kéo ny lon gài lại ở vạt áo trước, tiện cho việc mặc áo và cởi áo cùng với việc thay tả lót. Túi ngủ cũng có thể không chứa bông gòn, làm thành túi ngủ đơn hay túi ngủ kép để phân biệt dùng trong những mùa khác nhau

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình