Mẹ thương con là lẽ đương nhiên, thậm chí họ còn không nở để cho trẻ khóc một tiếng, trẻ vừa khóc thì bế lên dỗ dành, cho dù lúc ngủ cũng ôm trẻ vào lòng, kê đầu trẻ lên cánh tay. Như vậy lâu ngày tập cho trẻ thành thói quen không bế thì không ngủ được, không có lợi cho quá trình bồi dưỡng cá tính độc lập cho trẻ, và bất lợi đối với sức khoẻ của mẹ và con. Sau khi sinh thì cơ thể của người mẹ cần một thời gian để phục hồi lại, do việc sinh đẻ làm cho thể lực bị tiêu hao với lượng lớn, sức đề kháng của cơ thể giảm nếu thường xuyên bế trẻ trên tay ngủ, thì người mẹ không thể nghỉ ngơi và ngủ một cách đầy đủ. Như vậy không những ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thể lực và cơ quan sinh sản mà còn dễ dẫn đến phát sinh một số bệnh nào đó. Ngoài ra do một số người mẹ ngủ sâu, quên đi đứa trẻ ở cạnh bên dễ phát sinh vấn đề trẻ bị chăn che dẫn đến ngạt thở.
Hơn nữa trẻ nằm trong lòng mẹ, kề sát vào mũi và miệng của người mẹ hít vào chất khí mà người mẹ thở ra, trong đó thành phần ôxy ít mà khí cacbonic thì nhiều, không có lợi cho quá trình hô hấp không khí trong lành của trẻ, quan trọng, bắt đầu từ lúc này, phải tập cho trẻ quen ngủ tốt, ngủ một mình trên chiếc giường thoải mái, không những ngủ ngon, mà còn có lợi cho quá trình phát triển của tim phổi và xương. Nếu thường xuyên bế trẻ trên tay ngủ, vừa không có lợi cho quá trình hô hấp của trẻ, vừa ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá của trẻ, đồng thời cũng không có lợi cho việc tập thành thói quen sống độc lập cho trẻ.
Vì vậy, không nên bế trẻ trong tay ngủ, cho trẻ ngủ một mình sớm. Có thể khi ngủ, hai mẹ con cùng nằm nói chuyện, giao lưu tình cảm là điều cần thiết, vừa có lợi cho quá trình phát triển bình thường của hoạt động tâm lý của trẻ, vừa có lợi cho quá trình phát triển thính giác, thị giác, khứu giác và xúc giác của trẻ |