Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trẻ sơ sinh sống trong môi trường yên tĩnh không có tiếng động có tốt không?

Một bậc phụ huynh cho rằng trẻ sơ sinh nhát, sợ sáng, sợ chói, sợ tiếng động, do đó mà nuôi dạy trẻ trong phòng tối, và dùng vải bọc tất cả những vật mà có thể phát ra tiếng động. Họ sợ ánh sáng và tiếng động sẽ phá vỡ môi trường sống yên tĩnh của trẻ sơ sinh, thậm chí sợ làm tổn thương não của chúng. Trên thực tế, việc cho trẻ sơ sinh sống trong môi trường không tiếng động cũng gây bất lợi cho quá trình phát triển não và cơ quan cảm giác của trẻ.

Các nhà tâm lý học cho rằng, những kích thích môi trường thích hợp sẽ nâng cao tính nhạy cảm về thị giác, xúc giác và thính giác của trẻ, có lợi cho việc củng cố và phát triển phản xạ sinh lý vốn có, đồng thời hình thành nên phản xạ có điều kiện mới trên cơ sở này. Từ đó, động tác của trẻ sơ sinh ngày càng phứt tạp và cao cấp, cuối cùng có đầy đủ tất cả chức năng sống của con người. Vào thế kỷ 13, một nhà thống trị người Sicily tên là Fuderike II, vì muốn chứng minh kỹ năng ngôn ngữ là bẩm sinh, nên ông nuôi một số trẻ sơ sinh trong môi trường cách ly với thế giới bên ngoài, quy định không cho bảo mẫu nói chuyện với trẻ, cũng không được trò chuyện trong phòng nuôi dưỡng trẻ. Ông ta hy vọng những đứa trẻ này sau khi trưởng thành có thể tự nhiên nói được tiếng bản xứ, từ đó mà chứng minh cách nghĩ của ông. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tuy những đứa trẻ này có dinh dưỡng tốt và phương pháp điều trị trị y học đầy đủ, nhưng sống trong môi trường cách ly hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài, nguy cơ chết yểu của chúng rất cao.

Các nhà tâm lý học cho rằng, những kích thích phong phú đa dạng của môi trường, không những có thể thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, mà còn làm cho bản thân não càng phát triển. Hệ thống thần kinh của con người là do các neuron thần kinh tổ hợp thành, quan hệ giữa các neuron thần kinh là khớp thần kinh. Những kích thích môi trường thích hợp so với môi trường thiếu sự kích thích thì càng có thể làm cho sợi thần kinh màng thuỷ hoá, quan hệ của khớp thần kinh càng phứt tạp, do đó não cũng càng phát triển hơn.

Để chọn giống tốt sinh đẻ tốt, thì thai phụ nên giảm bớt ô nhiễm tiếng ồn. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần phải có thịt nạc, cá, trứng gia cầm, gan động vật, chế phẩm từ đậu, trái cây…, để gia tăng sức chịu đựng của cơ thể người đối với tiếng ồn. Sau khi trẻ chào đời, cũng không nên sống trong môi trường hỗn tạp, nhưng càng không nên đặt trẻ sơ sinh vào trong môi trường không tiếng động mà nên có những âm thanh như của tiếng đóng mở cửa, tiếng nói chuyện của người bên cạnh, tiếng máy thu thanh, âm thanh vừa phải phát ra từ ti vi trong môi trường xung quanh đều có tính kích thích tốt đối với trẻ, hoặc còn có thể mở nhạc êm dịu, thường xuyên dùng những đồ chơi có tiếng động và tiến hành giao tiếp thường xuyên với trẻ, không nên sợ trẻ nghe không hiểu, bởi vì bạn trò chuyện với trẻ thì đó là cách tốt nhất để huấn luyện ngôn ngữ và khả năng nghe. Còn có thể cho mắt của trẻ theo dõi những vật thể phát sáng và di động, cho trẻ sờ đồ vật, từ đó để cho trẻ biết được những cảm giác khác nhau về cái lạnh, nóng, cứng, mềm… Tích cực sáng tạo ra môi trường thị giác, thính giác và xúc giác phong phú cho trẻ. Như vậy, mới có lợi cho quá trình trưởng thành khoẻ mạnh của trẻ. Có thể nói, quá trình phát triển hệ thống thần kinh và hệ thống cảm quan của trẻ là có liên quan mật thiết với những kích thích tốt do môi trường bên ngoài cung cấp. Nếu không có những kích thích này sẽ cản trở nghiêm trọng đến quá trình phát triển não của trẻ thậm chí có thể dẫn đến trẻ đần độn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình