Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trẻ sơ sinh tiến hành tắm hơi và tắm nắng như thế nào?

Tắm không khí.

Con người, dù là trẻ sơ sinh hay người lớn đều cần ôxy để thở. Quá trình hô hấp của phổi dựa vào không khí trong lành, hơn nữa da cũng cần phải thường xuyên tiếp xúc với không khí. Bởi vì da cũng là cơ quan hô hấp của cơ thể người. Đông y cho rằng “phổi liên hợp với da và tóc”. Da thường xuyên tiếp xúc với không khí trong lành, sẽ tăng cường khả năng chịu lạnh và sức đề kháng đối với bệnh tật. Tắm không khí là việc để cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành ở bên ngoài, không những tập luyện da của trẻ, mà còn làm cho niêm mạc khoẻ mạnh, và thúc đẩy quá trình chuyển hoá. Do đó, việc tắm không khí rất quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ.

Trước tiên trẻ sơ sinh phải làm quen với không khí trong phòng, vào mùa hè nên cố gắng mở cửa, để cho không khí trong lành bên ngoài lưu thông tự do. Vào mùa xuân và mùa hè, chỉ cần nhiệt độ bên ngoài trên 18oC, gió không lớn, thì có thể mở cửa sổ. Vào mùa đông, vào thời điểm ấm áp có ánh sáng tốt, cũng có thể cách một giờ thì mở cửa một lần để thay đổi không khí.

Ngoài thời tiết lạnh, chỉ cần không có gió mưa, đều có thể bế đứa trẻ một tháng tuổi đi vào trong vườn, thời gian cụ thể là: Mùa hè thì khoảng 10 giờ sáng, sau ba giờ chiều. Vào mùa xuân và mùa thu thì tốt nhất là tiến hành giữa 10 giờ sáng đến hai giờ chiều. Vào mùa hè oi bức phải tiến hành dưới bóng cây mát mẻ, vào thời tiết lạnh thì phải tiến hành ở nơi có ánh nắng tốt.

Mục đích tắm không khí bên ngoài nhà là để trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, cho nên không nên mặc áo quá dày hay đến những nơi có nhiều người, đồng thời chú ý không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào phần đầu. Hiện nay, có nhiều nơi cùng với việc làm xanh hoá môi trường, khống chế ô nhiễm, chất lượng không khí nâng cao nhiều, thì việc tắm không khí sẽ đem đến lợi ích lớn đối với việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ.

Tắm nắng. 

Nhiệt độ của tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời khá cao, chủ yếu có tác dụng làm ấm đối với cơ thể trẻ, có thể làm cho cơ thể phát sốt, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và quá trình chuyển hoá, và gia tăng chức năng hoạt động của cơ thể. Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy chất gọi là tiền cholesterol có trong da chuyển thành vitamin D. Sau khi vitamin D đi vào trong máu giúp cho việc hấp thu calci và phospho có trong thức ăn, có thể phòng tránh và trị bệnh còi xương; tia tử ngoại còn có thể kích thích xương tạo thành hồng cầu, phòng tránh thiếu máu, và có thể diệt vi khuẩn trên da, tăng sức đề kháng của da. Khi trẻ quá nhỏ, không nên đem ra phơi nắng trực tiếp. Thông thường, phải đợi sau khi chào đời khoảng 3 – 4 tuần, thì mới có thể bế trẻ ra ngoài phòng phơi nắng, hơn nữa khi bắt đầu thì thời gian phải ngắn, chỉ phơi một phần, sau đó dần tăng thời gian và mở rộng phạm vi. Bên ngoài nhà, không nên để cho trẻ sơ sinh hóng gió quá lâu, nếu không sẽ dễ bị cảm, đầu và mặt không nên tiếp nhận trực tiếp ánh nắng, có thể đứng ở nơi râm mát hay cho trẻ đội mũ, tránh gây tổn hại cho mắt.

Thông thường, trẻ sơ sinh tắm nắng có thể tiến hành theo tuần tự sau:

j 2 – 3 ngày đầu, có thể phơi từ mũi chân đến đầu gối, khoảng 5 – 10 phút là được.

k Sau đó, có thể mở rộng phạm vi từ đầu gối di chuyển đến gốc chân, khoảng 5 – 10 phút.

l Bỏ tã lót, có thể phơi đến rốn liên tục 2 – 3 ngày, thời gian khoảng 15 – 20 phút.

m Cuối cùng, có thể gia tăng phơi phần lưng thời gian khoảng 30 phút.

Nếu trẻ sơ sinh tiết mồ hôi, thì phải dùng khăn tay lau sạch, rồi cho uống nước trắng hay nước hoa quả, để bổ sung nước

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình