Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc.

Cho trẻ sơ sinh uống thuốc dễ hơn là cho trẻ lớn uống thuốc, bởi vì phản xạ vị giác trong thời kỳ trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện, cho nên không nhạy cảm lắm với mùi vị các loại thức ăn. Vì vậy, trẻ sơ sinh uống thuốc khá dễ. Nhưng khi cho uống thuốc cũng phải cẩn thận. Khi bệnh của trẻ sơ sinh khá nhẹ, có thể cố định tay và đầu của trẻ, sau đó dùng muỗng nhỏ cho thuốc vào gốc lưỡi, để trẻ nuốt tự nhiên không nên bóp mũi để tránh sặc làm thuốc vào khí quản. Cũng có thể cho sữa vào bình để cho trẻ tự bú, nhưng phải chú ý dùng nước súc sạch phần thuốc còn lại trên bình sữa, nếu không thì không thể bảo đảm lượng thuốc. Nếu bệnh của trẻ khá nặng, có thể dùng ống chích hay ống nhựa mềm sau khi hút đầy thuốc, cho miệng ống vào trong khoang miệng của trẻ giữa niêm mạc má và hàm răng, nhỏ giọt từ từ, tốc độ nhỏ giọt tiến hành tuỳ theo tốc độ nuốt của trẻ. Sau khi uống xong ống thứ nhất thì cho uống tiếp ống thứ hai. Nếu bị ho sặc thì ngưng nhỏ giọt ngay, và bế trẻ lên vỗ nhẹ sau lưng để tránh thuốc sặc vào khí quản.

Khi cho uống thuốc thang (thuốc bắc), lượng thuốc sắc phải ít một chút, tốt nhất là nửa cốc trà. Một ngày có thể chia làm 3 – 6 lần. Sau khi cho đường trộn đều thì đổ vào bình sữa cho trẻ bú, chú ý thuốc bắc nên uống ấm, tức không cần quá nóng, cũng không nên quá nguội.

Chú ý không nên dùng sữa pha với thuốc, bởi vì protein trong sữa có thể phát sinh tác dụng đối với rất nhiều thuốc, có thể xuất hiện hiện tượng ngưng tụ hay giảm tác dụng điều trị của thuốc, thậm chí ảnh hưởng đến tính ngon miệng của trẻ. Khi cho uống một số thuốc có nồng độ khá lớn, vị đắng nhiều và chua, có thể thêm một ít nước vừa đủ, làm cho nồng độ thuốc giảm xuống, hay thêm chút đường vừa đủ, như vậy có lợi cho quá trình uống thuốc của trẻ. Sau khi uống thuốc, phải chú ý quan sát một số phản ứng đặc biệt của trẻ đối với thuốc, không nên tuỳ tiện giảm bớt hay tăng thêm lượng thuốc và số lần uống thuốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình