Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Từ khi trẻ chào đời thì nên bắt đầu bồi dưỡng thói quen sống tốt.

Trẻ sơ sinh học tập thói quen sống trong mỗi phút mỗi giây, cho nên ngay từ khi trẻ chào đời thì chú ý tránh tập những thói quen xấu.

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời không nên ngủ chung với người lớn, tốt nhất thì các bậc cha mẹ nên chuẩn bị một cái giường nhỏ, đặt cạnh giường lớn cho trẻ ngủ một mình trên giường của nó. Thói quen này nên tập ngay từ nhỏ. Khi trẻ ngủ, không nên dùng những cách giục ngủ nhân tạo như vỗ, bế, lay động… có thể mở nhạc êm dịu. Mỗi lần trước khi ngủ nghe cùng một khúc nhạc, dần dần sẽ trở thành tín hiệu ngủ của trẻ, trẻ liên hệ khúc hát đó với giấc ngủ, có thể tập thành thói quen nghe nhạc ngủ. Cố gắng đừng quấy rối giấc ngủ về đêm của trẻ, kéo dài thời gian bú sữa về đêm, ít thay tã lót, không nên cho trẻ bú và uống nước khi trẻ khóc. Dần dần để cho trẻ phân biệt rõ ngày và đêm, tập thành thói quen ngủ nhiều vào ban đêm.

Không nên lấy việc bế bồng làm phương pháp dỗ dành khi trẻ khóc. Đối với sự khóc lóc của trẻ phải tiến hành phân tích, nếu được tạo thành do bệnh, nóng lạnh khó chịu, đói… thì nên xử lý kịp thời. Nếu không có hiện tượng khó chịu, thì người lớn có thể xoa nhẹ tay của nó, gọi tên nó, hay để cho nó nghe nhạc du dương êm tai, xem những bức tranh đồ chơi có màu sắc bắt mắt, thì nó sẽ dần ngưng khóc. Thông qua việc dỗ dành không những có tác dụng an ủi, cũng có lợi đối với quá trình phát triển tâm lý và trí tuệ của trẻ. Trẻ sau khi sinh ba tuần thì sẽ lấy tiếng khóc để thu hút sự chú ý của người lớn. Nếu thường dùng cách bế bồng để dỗ trẻ, thì trẻ sẽ tập thành thói quen, biết được có thể dùng tiếng khóc làm “vũ khí” thì thường làm như vậy.

Trẻ sơ sinh đã có vị giác khá tốt, thích vị ngọt, sẽ tích cực hút nước hay sữa ngọt. Đối với thuốc đắng và nước hoa quả chua thì sẽ chau mày, nhắm mắt, làm ra nét mặt đau khổ để biểu thị sự từ chối. Trẻ thường uống nước và sữa bò có độ ngọt khá cao, không chịu uống nước trắng và sữa mẹ. Cho nên nước và sữa mà trẻ uống, độ ngọt không nên quá cao, để tránh tập thành thói quen thích ăn đồ ngọt của trẻ, hơn nữa nhu cầu về độ ngọt sẽ ngày càng cao

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình