Quan niệm truyền thống cho rằng, trẻ sơ sinh không có thính giác, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, khi được năm tháng, thai nhi có phản ứng đối với âm thanh, bao gồm âm thanh nhịp tim của người mẹ, âm thanh của mạch đập tử cung, tiếng nói tiếng nhạc, tiếng nước chảy…thời kỳ này không những đã có thính giác, mà còn có thể ghi nhớ, do đó khi chào đời có thể phân biệt được âm thanh và tiết tấu nhịp tim của người mẹ. Trẻ sơ sinh sau khi chào đời đối với phản ứng của âm thanh thì biểu hiện là hoạt động của cơ thể, nếu người mẹ nói chuyện đối diện với trẻ (ngữ điệu thích hợp với trẻ), đồng thời làm một số động tác, thì trẻ sẽ phản ứng động tác y như vậy. Điều này tương đối có lợi đối với việc phát triển ngôn ngữ sau này của trẻ. Trẻ sơ sinh đối với phản ứng của âm thanh, có tính chọn lựa, ngày thứ ba sau khi chào đời thì khá nhạy cảm đối với âm thanh của người mẹ, đối với âm thanh của người cha thì phản ứng khá kém, có thể là do chịu ảnh hưởng âm thanh của người mẹ khi còn ở trong thai. Khi chào đời do khoan màng nhĩ ở tai giữa còn chưa đầy khí và còn ngưng tụ nước ối, khả năng nghe kém, nhưng đối với tiếng động mạnh thì có phản ứng chớp mắt, rung… Sau 3 – 7 ngày khả năng nghe tương đối tốt, đối với âm thanh có thể có phản ứng nhịp hô hấp giảm chậm… Khi một tháng tuổi có thể phân biệt tiếng “rắc” và tiếng “đùng”. Khi kiểm tra sàng lọc khả năng nghe mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể hợp tác thì có thể dùng công cụ đơn giản phát ra tiếng động hay ống nghe để tiến hành thử nghiệm hành vi của trẻ, nếu muốn biết chính xác tình trạng của khả năng nghe thì có thể kiểm tra điện dẫn dụ thính giác ở não của trẻ, thích hợp dùng cho trẻ nhỏ tuổi |