“Cười tốt hơn khóc”. Người mẹ rất vui khi phát hiện thấy nụ cười của trẻ. Nụ cười của trẻ không phải là sự tái hiện tình cảm đơn giản, nụ cười của trẻ ở những giai đoạn khác nhau có nghĩa là những giai đoan phát triển khác nhau của tâm hồn và thể xác tích cực hưởng ứng nụ cười của trẻ, chọc cho trẻ cười, làm cho trẻ vui mỗi ngày, sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển tâm hồn và thể xác của trẻ.
1. Cười tự nhiên hay cười mang tính sinh lý.
Trẻ sơ sinh khi chào đời thì đã biết cười, nụ cười sớm nhất là tự phát, không chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, chủ yếu là xuất hiện trong giấc ngủ, không có bất cứ kích thích nào của thế giới bên ngoài. Cho thấy nụ cười này không mang “tính xã hội”, cũng chính là không liên quan đến môi trường. Nụ cười này là nội tại, đặc biệt là có thể thấy khi ngủ không sâu. Lúc này, nhiều người thường ngộ nhận là trẻ sơ sinh đang nằm mơ mà cười, thật ra, đây chỉ là hoạt động không theo ý muốn của cơ mặt khi ngủ không sâu. Nó không được cho là cười.
Nụ cười thật sự nên bắt đầu từ mắt. Mắt chớp ra ánh sáng trước, tiếp theo là những hoạt động của cơ biểu cảm ở mặt, tiếp đó có biểu cảm cười. Trẻ sơ sinh sau khi hai tuần thì tỉnh táo, hơn nữa ăn no uống đủ, thay tã lót sạch sẽ, sẽ phát hiện thấy miệng của trẻ có khi nhếch lên, nét mặt khoan thai, đây chính là nụ cười đầu tiên của trẻ. Nụ cười trong lúc này là sản sinh từ trạng thái sinh lý và tâm lý của cơ thể trẻ, không phải do kích thích của bên ngoài, do đó được gọi là “nụ cười mang tính tự phát”. Nụ cười này chỉ có những người mẹ tỉ mỉ mới có thể phát hiện thấy, từ đó dẫn dụ tình mẹ, làm cho người mẹ càng nảy sinh tình cảm sâu đậm với trẻ. Để thu hút nụ cười tương tự ở trẻ, người mẹ không chỉ cố gắng, tỉ mỉ chăm sóc trẻ, mà sẽ dùng mọi tâm trạng và biểu cảm tích cực để đối đãi với trẻ. Giữa mẹ và con bắt đầu giao tiếp với nhau, thu hút lẫn nhau, phần lớn hoạt động qua lại giữa mẹ con trong thời kỳ này dần được hình thành. Lúc này do quá trình phát triển của trẻ, rất quan trọng đối với việc đưa trẻ tiến vào giai đoạn thứ hai của “nụ cười”. Do đó, là người mẹ không nên vì những nguyên nhân như mệt mỏi, việc nhà… mà không nhận thấy nụ cười tích cực này của trẻ, và nên tăng cường giao tiếp và hoạt động qua lại.
2. Cười do bị chọc phá hay sự ứng phó tích cực đối với kích thích bên ngoài
Trẻ sau khi sinh khoảng 3 tuần thì có thể chọc cười. Khi trẻ tỉnh táo, trẻ nghe thấy tiếng của người mẹ hay nhìn thấy mặt của người mẹ và những hình mặt người, thì nó đều có thể lộ ra nụ cười. Cha mẹ dùng tay sờ nhẹ lên má của trẻ, hay dùng miệng thổi lên da, cũng có thể làm cho trẻ cười. Đây chính là những kích thích từ bên ngoài có thể làm cho trẻ cười, và cũng chính là “nụ cười mang tính dẫn dụ”. Khi cười hai khoé miệng hướng lên trên, phải đối xứng, nếu khoé miệng lệch một bên khe giữa môi và mũi cạn, phải chú ý có phải có chứng tê liệt thần kinh ở mặt không.
Trẻ sau khi chào đời bốn tuần nghe thấy tiếng cười của người mẹ thì sẽ cười, thậm chí ngừng bú.
Sau 4 – 5 tuần rất nhiều những kích thích khác cũng có thể làm cho trẻ cười, khi người lớn liên tục làm động tác gật đầu với nó, hay khi vỗ hai tay trẻ vào nhau, cũng có thể làm cho trẻ cười.
Đến tuần thứ sáu, nụ cười này càng rõ nét, không những phần miệng, mà cả phần mặt cũng lộ ra nụ cười, hơn nữa, ai nhìn thấy cũng cảm thấy đáng yêu, đều muốn ghẹo trẻ.
Phải dẫn dụ nụ cười này của trẻ, phương pháp hiệu quả nhất chính là phải để cho nó nhìn thấy khuôn mặt tươi cười phúc hậu của người mẹ. Hay cho nó nhìn những đồ chơi di động, rèm cửa lay động, những vật có nhiều cảm giác hoạt động này cũng có thể làm cho trẻ cười.
Lúc này, cho dù trẻ còn chưa đủ hai tháng, nhưng người mẹ phải kịp thời làm ra những phản ứng đáp lại tích cực đối với nụ cười của trẻ, những phản ứng đáp lại này không phải là lúc có lúc không mà là cần thiết phải có. Trong cuộc sống, thường thấy một số người mẹ trẻ, bế bé cưng của mình, mặt đối mặt, vui vẻ, vừa nói vừa cười với nó, giống như là trẻ có thể nghe, hiểu được những gì mà cô ta nói, cũng giống như là đang “diễn kịch một mình”. Cách làm của người mẹ này là hoàn toàn chính xác và cần thiết, điều này có tác dụng tạo ra nụ cười của trẻ và cũng có ý nghĩa rất lớn với người lớn.
3. Cười mang tính xã hội hay tiếng cười chứa nhiều quan hệ giao tiếp.
Trẻ sơ sinh còn chưa có tình cảm nội tại, không thể tự phát hay chủ động cười với người khác. Nụ cười “xã hội” bao hàm tình cảm đó thông thường phải sau hai tháng mới có thể xuất hiện. Trẻ ngây thơ, nụ cười của nó phát ra từ phản ứng tâm trạng tự đáy lòng, là thể hiện sự vui vẻ và thỏa mãn, là một phản ứng đáp lại đối với việc chọc ghẹo, lời nói, giao lưu tình cảm với người khác.
Sau khi sinh được 3 – 4 tháng, thì trẻ ngày càng đáng yêu. Nó sẽ mở to mắt chú ý đến những động tĩnh xung quanh, sẽ chú ý đến mặt người, khi có người cùng cười với nó, thì trẻ cũng sẽ lộ ra nụ cười của mình một cách rõ ràng và chính xác. Nụ cười này chính là nụ cười mang tính xã hội mà cha mẹ mong đợi đã lâu. Chỉ cần trẻ vui, không sợ lạ, bất kể là đang đối diện với ai, trẻ đều cười, thậm chí còn cười khanh khách. Lúc này, có thể phần lớn những người mẹ còn chưa biết hết khả năng ưu thế của mình, không lâu sau trẻ nhìn thấy được hình ảnh quen thuộc và cố định thì trẻ mới cười.
Khi trẻ được 5 – 6 tháng, bắt đầu lưu luyến, gần gũi mẹ, khi nhìn mẹ chăm sóc, yêu thương trẻ mỗi ngày, hay chọc cho nó cười, nó sẽ lộ ra nụ cười, thậm chí còn phát ra tiếng cười vui sướng. Nụ cười của trẻ không chỉ phản ứng tâm trạng, mà còn phản ánh được mức độ phát hiện của não trẻ. Tiếng cười còn cho biết trạng thái tình cảm của trẻ là vui vẻ, sảng khoái. Tiếng cười này cũng có ý nghĩa là trẻ được thỏa mãn về mặt tâm lý, rất thuận lợi cho quá trình phát triển tâm hồn và thể xác của trẻ, tất nhiên người mẹ rất vui và an tâm khi thấy con mình như vậy. Bởi vì nụ cười phát ra tự đáy lòng không kiểu cách và chủ động thân thiết, đã trở thành phương thức quan trọng để tạo dựng nên mối quan hệ thân mật hòa hợp giữa trẻ và người mẹ, đồng thời người lớn cũng sẽ thông qua tiếng cười này để tiếp xúc với trẻ. Do đó, nụ cười này là nụ cười “xã hội”. Những trẻ thường xuyên phát ra nụ cười mang tính xã hội này sẽ có kinh nghiệm cùng hưởng niềm vui với người mẹ, và có thể giúp và cổ vũ trẻ xây dựng nên mối quan hệ lộ ra nụ cười, thậm chí còn phát ra tiếng cười vui sướng. Nụ cười của trẻ không chỉ phản ứng tâm trạng, mà còn phản ánh được mức độ phát hiện của não trẻ. Tiếng cười còn cho biết trạng thái tình cảm của trẻ là vui vẻ, sảng khoái. Tiếng cười này cũng có ý nghĩa là trẻ được thỏa mãn về mặt tâm lý, rất thuận lợi cho quá trình phát triển tâm hồn và thể xác của trẻ, tất nhiên người mẹ rất vui và an tâm khi thấy con mình như vậy. Bởi vì nụ cười phát ra tự đáy lòng không kiểu cách và chủ động thân thiết, đã trở thành phương thức quan trọng để tạo dựng nên mối quan hệ thân mật hòa hợp giữa trẻ và người mẹ, đồng thời người lớn cũng sẽ thông qua tiếng cười này để tiếp xúc với trẻ. Do đó, nụ cười này là nụ cười “xã hội”. Những trẻ thường xuyên phát ra nụ cười mang tính xã hội này sẽ có kinh nghiệm cùng hưởng niềm vui với người mẹ, và có thể giúp và cổ vũ trẻ xây dựng nên mối quan hê lành mạnh, tích cực với người khác. Do đó, người nhà trong điều kiện có thể, mỗi ngày phải có thời gian nhất định để trò chuyện với trẻ, lay động vỗ tay, phát ra những âm thanh thú vị, dùng mọi cách làm cho trẻ cười, để cho trẻ cùng chung hưởng niềm vui. Một đứa trẻ từ nhỏ đã có cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, thân tình, vui vẻ, sự hòa đồng, tin vào người khác và có tình cảm yêu thương khá cao, sau này hình thành nên tính cách tốt, một người có tâm lý lành mạnh được mọi người hoan nghênh và vui vẻ tiếp nhận.
Nếu khi được năm tháng tuổi mà trẻ vẫn không cười, thì quá trình phát triển não của trẻ có thể không bình thường, vì rất nhiều trẻ có trí tuệ thấp, trong thời gian đầu cũng không biết cười. Vì vậy, khi trẻ không cười trong thời gian dài như vậy phải đề cao cảnh giác, sớm đến bệnh viện nhờ chuyên gia thần kinh kiểm tra, sớm phát hiện có mắc bệnh về hệ thống thần kinh không. |