Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Việc khóc của trẻ sơ sinh mang ý nghĩa gì?

Âm thanh tuyệt vời nhất trong tất cả những tiếng khóc là tiếng khóc “oa……oa” của trẻ sơ sinh khi chào đời, bởi vì tiếng khóc này là tiêu chí của việc cho ra đời một sinh mạng mới, hoàn hảo, là dấu hiệu an toàn của trẻ sơ sinh. Tiếng khóc đầu tiên của trẻ có lợi cho quá trình phát triển và nở phổi. Khi trẻ chào đời, điều mà người mẹ muốn nghe thấy nhất là tiếng khóc của trẻ. Một khi tiếng khóc vang dội phòng sinh, thì cơ thể vốn tím đen của trẻ sẽ dần chuyển thành trạng thái hồng đỏ. Nếu tiếng khóc liên tục và vang dội, cho thấy trẻ bình an, người mẹ và nhân viên y tế có thể yên lòng. Nhưng nếu sau khi sinh một phút mà trẻ không khóc, thì cho thấy trẻ sơ sinh có hiện tượng ngạt thở, nhân viên trợ sản sẽ lập tức dùng phương pháp cấp cứu, như hút sạch chất nhày ở miệng, mũi, cổ họng, vỗ lòng bàn chân hay mông của trẻ, thông qua tác động này, phần lớn sẽ làm cho trẻ khóc.

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh là một phản xạ bản năng của trẻ, là con đường quan trọng để giao tiếp và phát ra tín hiệu với thế giới bên ngoài. Do đó đối với việc phân biệt tiếng khóc của trẻ sau khi sinh, sẽ có rất nhiều ý nghĩa quan trọng.

(1) Sau khi trẻ sơ sinh chào đời, dần thích ứng với điều kiện sống bên ngoài, tập thành thói quen sống không giống nhau. Khi không thể thỏa mãn nhu cầu của trẻ, hay khi thay đổi thói quen thường ngày, thì trẻ sẽ dùng cách khóc để biểu đạt sự không vừa ý. Nếu lượng bú hay nồng độ sữa không đủ, sau khi cho bú chưa đến 2 – 3 giờ thì trẻ khóc, tiếng khóc này thường kèm theo động tác đói. Như việc miệng chạm vào đồ vật thì có biểu hiện mút, lúc này nước tiểu khá ít. Cũng như mọi ngày tắm cho trẻ, đột nhiên không tắm nữa, trẻ cũng không khóc. Sau khi đi vệ sinh, tã lót ướt chưa kịp thay hay do quần áo, tã lót quá chật, không thoải mái, trẻ cũng sẽ khóc. Những tiếng khóc này đều không phải là trạng thái bệnh, thường tiếng khóc vang dội và êm dịu, có tiết tấu, khi khóc khi ngừng, chỉ cần thỏa mãn được “nhu cầu”, thì tiếng khóc ngừng ngay và có thể trẻ yên tĩnh đi vào giấc ngủ.

(2) Một số trẻ sơ sinh, do trên cơ thể có chỗ đau cũng khóc, tiếng khóc này đột ngột bắt đầu, tiếng khóc lớn và tiết tấu nhanh. Không thể dùng những phương pháp như cho bú, tắm, thay tã lót… để làm cho trẻ ngừng khóc được. Lúc này phải chú ý kiểm tra xem những chỗ có nếp nhăn trên da ở cổ, nách, gốc chân, rốn, mông, đường tiểu và hậu môn có vấn đề gì không, hoặc hai tai có bị đau do sức ép hay sưng tấy không. Nếu không có những vấn đề trên, thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, nhờ bác sĩ chuẩn trị, tìm những nguyên nhân khác.

(3) Tiếng khóc của trẻ cho thấy bị bệnh. Nếu trẻ sơ sinh có xuất huyết trong sọ, phù trong sọ hay lây nhiễm trong sọ, và do sức ép trong sọ tăng cao, đau đầu dữ dội, nhẹ thì tiếng khóc dài, hay tiếng khóc ngắn; nặng thì tiếng khóc to, rõ, đồng thời kèm theo những triệu chứng và thể chứng khác, như hai mắt nhìn thẳng, hai tay nắm chặt, co giật, sốt, thóp trước phình lên…, lúc này nên bế trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.

Là cha mẹ và người nhà của trẻ, phải phân biệt nghiêm túc tiếng khóc của trẻ, tiếng khóc nào thuộc về sinh lý, tiếng khóc nào thuộc về bệnh lý. Chỉ có như vậy, mới có thể căn cứ theo tình trạng khác nhau mà xử lý kịp thời, đảm bảo cho trẻ trưởng thành khỏe mạnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình