Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Cách bế trẻ sơ sinh.

Những cha mẹ trẻ rất vui mừng khi đứa con chào đời, nhưng khi bắt đầu bế trẻ, cũng không tránh khỏi căng thẳng, thậm chí lo lắng phải bế con trẻ như thế nào để không gây tổn thương cho cơ thể trẻ đang còn mềm yếu như vậy? Thật ra, các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng, chỉ cần học hỏi những người đi trước, những người già và sách vở có liên quan, nắm vững những tri thức và phương pháp cần thiết, thao tác một cách tỉ mỉ, là có thể được bế trẻ mà không thể gây  tổn thương cho trẻ.

(1) Bồng lấy cơ thể và cổ: Trẻ trong tám tuần sau khi sinh, còn chưa thể tự khống chế cơ bắp ở đầu và cổ. Do đó, khi bế trẻ dịch chuyển, nhất định phải bồng trọn cơ thể và cổ của nó một cách an toàn, không nên để cho đầu của trẻ cúi xuống dưới, cũng không nên để cho tứ chi của nó tự ý trĩu xuống.

(2) Bế đưa ra phía trước nói chuyện với trẻ: Khi chuẩn bị bế trẻ, nên nói chuyện với trẻ trước, những âm thanh quen thuộc sẽ làm cho nó cảm thấy an toàn, yên tâm. Nếu không, những di động đột ngột tác động lên trẻ sẽ làm cho trẻ bất an và căng thẳng, thậm chí khóc.

(3) Bế nâng bé cưng nằm ngửa: Đặt một tay của bạn ở trên lưng trẻ, nâng lấy lưng và mông của nó; tay còn lại từ một bên khác của cơ thể trẻ, nhè nhẹ đặt dưới đầu trẻ, nâng lấy đầu của trẻ, sau đó, từ từ bế trẻ lên. Trong quá trình bế lên, cùng lúc di chuyển đầu của trẻ ra ngoài khuỷu tay, trên cánh tay của bạn một cách cẩn thận, để cho đầu của nó có một điểm dựa ổn định. Nếu bạn bế đứng trẻ, không nên bỏ tay nâng lấy phần đầu ra. Như vậy trẻ ở trong lòng của bạn, sẽ cảm thấy rất an toàn, thoải mái.

(4) Đặt trẻ trở lại giường: Dùng một tay nâng lấy phần đầu của trẻ, tay kia nâng lấy mông, từ từ đặt trẻ xuống giường. Trong quá trình đặt xuống, tay của bạn nhất định phải vịn chắc vào cơ thể của trẻ, cho đến khi trọng tâm của trẻ đã xuống đến giường. Sau đó mới rút tay nâng mông của trẻ ra trước, dùng tay này nhè nhẹ nâng cao đầu của nó, làm cho tay kia của bạn có thể rút ra nhẹ nhàng, cuối cùng dùng cả hai tay nhẹ nhàng đặt đầu của trẻ xuống giường.

Lúc này phải chú ý, không nên để cho đầu của trẻ ngả về sau đụng xuống giường trước, hay khi đặt trẻ xuống bạn rút tay ra quá nhanh. Những việc này đều có thể làm cho trẻ bị tổn thương.

(5) Bế trẻ đang nằm ngủ nghiêng: Trẻ trong một tháng nằm nghiêng, ngủ trên giường là an toàn nhất. Nếu lúc này bạn muốn bế nó, nên đặt một tay của bạn dưới cổ và đầu của trẻ, tay còn lại từ phần đối diện với cơ thể trẻ, đặt dưới mông trẻ. Sau đó, bạn ôm trẻ vào tay, lúc này phải bảo đảm đầu của  nó không ngả về người, rồi nhẹ nhàng chậm rãi nâng cao nó, để nó dựa vào người bạn, bế nó. Dùng tay nâng lấy phần đầu trẻ, từ từ trượt xuống phía dưới đầu của trẻ, dùng phía trước cánh tay của bạn ôm lấy cơ thể trẻ, khuỷu tay của bạn nâng đầu trẻ, để cho trẻ nằm trong lòng bạn một cách an toàn.

(6) Trực tiếp đặt trẻ nằm nghiêng xuống: Khi bạn muốn trực tiếp đặt bé nằm nghiêng xuống giường, phải để cho trẻ nằm trong cánh tay của bạn trước, đầu ở gần ngoài khuỷu tay của bạn. Sau đó, trực tiếp đặt trẻ nằm nghiêng xuống giường, nhẹ nhàng rút tay đặt dưới mông trẻ ra trước, rồi rút tay còn lại của bạn ra, dùng hai tay vịn lấy đầu của trẻ, rồi nhẹ nhàng đặt xuống giường.

(7) Bế trẻ đang nằm sấp: Nếu trẻ thích nằm sấp, khi bạn bế trẻ lên, nhẹ nhàng đặt một tay trước ngực của trẻ trước, dùng phía trước cánh tay nâng lấy cằm của nó, rồi dùng tay còn lại đặt ở bụng của trẻ.

Từ từ nâng cao cơ thể trẻ, chuyển mặt của trẻ về phía bạn, dựa vào người bạn; tay nâng đầu của trẻ trượt về phía trước, cho đến khi đầu của trẻ thoải mái dựa vào trong khuỷu tay của bạn, dùng tay này nâng cả người trẻ; sau đó, tay còn lại của bạn từ phía đối diện đặt xuống dưới mông và chân trẻ. Như vậy trẻ sẽ thấy thoải mái và an toàn như khi nằm trong vòng tay của bạn.

(8) Những cách bế không cùng tư thế: Bế trẻ trong cánh tay của bạn để cho đầu và cơ thể, tứ chi của trẻ có được sự chống đỡ tốt, thì trẻ sẽ rất thoải mái.

Bế trẻ dựa vào vai của bạn. Một tay của bạn đặt ở dưới mông của trẻ, chống chịu sức nặng của cơ thể trẻ. Tay kia đỡ lấy đầu trẻ và bế thẳng trẻ dựa vào người bạn. Bế thẳng như vậy, trẻ cũng cảm thấy an toàn.

Bế trẻ mặt hướng xuống dưới. Con của bạn có thể thích được bạn bế trong tay mà mặt hướng xuống dưới. Cách bế là đặt cơ thể trẻ nằm ngang trên một tay của bạn, cằm và má áp sát vào trước cánh tay của bạn, dùng tay này nâng lấy bụng của trẻ, tay còn lại vịn ở phía ngoài người trẻ. Cách bế này trẻ sẽ cảm thấy rất thoải mái, và có thể thản nhiên ngủ trong lòng của bạn.

(9) Những cách bế khi vui sướng: Khi trẻ trên ba tháng bạn sẽ phát hiện thấy trẻ trở nên rất lanh, đối với những vật xung quanh rất hiếu kỳ và rất thích bạn chơi, đùa với nó. Đùa giỡn không những làm cho trẻ hưng phấn, mà còn làm thỏa mãn lòng hiếu kỳ của trẻ. Bế vào lúc này có nhiều cách sau:

 Đung đưa trẻ: Bế trẻ trong cánh tay của bạn, ôm chặt nó, sau đó lắc trẻ sang trái, sang phải ở phía trước người bạn. Nếu trẻ thích, bạn có thể lắc cao, động tác đung đưa này là cách tốt nhất để dỗ trẻ.

k Bế trẻ quay mặt về phía trước: Khi trẻ trên ba tháng, có thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Nếu bồng trẻ mặt hướng về phía trước, trẻ sẽ rất vui, bởi vì trẻ càng có thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh tốt hơn, thỏa mãn tính hiếu kỳ của trẻ đối với môi trường xung quanh. Bạn sẽ phát hiện thấy bế như vậy, có khi làm trẻ trở nên hưng phấn, tay chân hoạt động không ngừng, hoặc có khi trở nên yên lặng, tinh thần chăm chú giống như là đang nghiên cứu sự vật mới trước mắt.

l Đặt một tay của bạn ở giữa hai chân trẻ, tay còn lại ôm lấy bụng trẻ. Đứa trẻ lúc này đã lớn có thể tự khống chế cơ bắp ở đầu, cho nên bạn không cần đỡ vịn đầu của trẻ nữa.

m Ngồi trên đầu gối của bạn. Khi được bốn tháng, trẻ thích ngồi trên đầu gối đối mặt với bạn, để chơi với bạn. Nếu bạn rung chân nhè nhẹ, nhịp nhàng, để trẻ được nâng lên nâng xuống nhẹ nhàng. Có được cảm giác mới này, trẻ sẽ rất thoải mái. Ở đây phải chú ý, nhất định phải nắm chắc hai cánh tay của trẻ hay đỡ lấy người trẻ, để tránh trẻ đột ngột ngã ra phía sau.

n Ngồi trên vai bạn. Trẻ được sáu tháng nếu có thể ngồi lên vai bạn sẽ rất vui. Từ trên cao để quan sát mọi vật xung quanh, hay sự thay đổi góc nhìn sẽ làm cho trẻ hưng phấn.

o Nâng cao trẻ. Trẻ sau khi được tám tháng, bạn có thể nâng cao trẻ lên. Khi mới bắt đầu, bạn không nên nâng cao quá, để sau khi trẻ thích ứng, rồi mới nâng lên cao dần. Trẻ sẽ rất thích với cảm giác được bạn nâng cao như vậy. Khi nó nhìn bạn từ trên cao, bốn mắt nhìn nhau, sẽ giao lưu qua ánh mắt làm cho trẻ vui và phấn chấn.

Sau khi chơi với trẻ, nên dịu dàng bế trẻ vài phút để cho trẻ hưởng thụ dự quan tâm của bạn trong cảm giác yên tĩnh. Cách chơi ôm ấp trẻ, không những sẽ làm cho tình cảm giữa bạn và trẻ mật thiết hơn, mà còn là cơ hội tốt để bạn quan sát trẻ thêm. Bạn có thể hiểu được tâm lý của trẻ khi đó. Nếu sự vui nhộn sẽ làm cho trẻ hưng phấn hơn ngày thường, thì nên kịp thời ngừng hoạt động vụi chơi, cho trẻ nằm yên một lát, và chú ý xem trẻ có những biểu hiện khác thường nữa không. Có khi, trẻ không có hứng chơi đùa, hoặc có khi, do trẻ bệnh. Do đó, bế bồng trẻ không chỉ là cách thức quan trọng để chọc ghẹo trẻ, và cũng là quá trình quan sát và tìm hiểu trẻ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình