Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Chú ý giúp trẻ sơ sinh điều tiết tốt thân nhiệt.

Trẻ sơ sinh trước khi chào đời đã sinh trưởng phát triển trong cơ thể người mẹ. Do người mẹ điều tiết thân nhiệu ổn định để bảo vệ thai nhi. Khi trẻ chào đời, tiếng khóc đầu tiên trong môi trường sống mới, đồng thời bắt đầu quá trình sống độc lập của trẻ, thì thân nhiệt cũng bắt đầu tiến hành điều tiết cho hợp lý, nhưng do sức sống của trẻ còn yếu, tác dụng của trung tâm điều tiết thân nhiệt còn chưa hoàn thiện. Do đó, chú ý giúp đỡ trẻ điều tiết thân nhiệt là nhiệm vụ không được chậm trễ của người mẹ và người nhà.

Những trẻ nhỏ khi mới sinh ra, diện tích bề mặt cơ thể khá lớn, lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt giữ ấm rất dày, mạch máu ở da nhiều, dễ tỏa nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài giảm, trẻ không thể thông qua hoạt động sinh nhiệt (vận động và run) của cơ bắp để điều tiết thân nhiệt; trung khu điều tiết thân nhiệt trong não còn chưa phát triển hoàn thiện, cũng không nhanh nhạy và những cơ quan khác cũng rất yếu. Do đó, trẻ tuy có thể tự điều tiết thân nhiệt, nhưng phạm vi khá nhỏ, khả năng kém. Có khi, chỉ do mặc quá nhiều, mà bản thân trẻ có thể tăng lên đến 40oC, đến nỗi bí không khí. Nếu phương pháp giữ ấm không kịp thời, thì phát sinh hiện tượng hạ thân nhiệt, nghiêm trọng hơn phát sinh chứng sưng cứng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Cho nên những người làm cha mẹ trẻ lần đầu, phải thực hiện tốt việc giám sát thân nhiệt của trẻ mới sinh, giúp trẻ điều tiết tốt thân nhiệt.

 Trẻ sau khi chào đời một tháng, cố gắng giữ nhiệt độ giữa da bụng và khe quần áo ở giữa mức 30 – 34oC. Nhiệt độ này làm cho trẻ thoải mái nhất. Lúc này, thân nhiệt chỉ tiến hành điều tiết mở rộng và co rút mạch máu. Mọi cơ quan trong cơ thể ở vào trạng thái tốt  nhất, hiệu suất chuyển hóa thấp, quá trình tiêu hao nhiệt lượng giảm, chất dinh dưỡng dùng cho quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể rất lớn. Thông qua thí nghiệm so sánh chứng thực rằng, những trẻ đặt trong môi trường nhiệt độ thích hợp, không những có thể tránh sự xâm nhập của những bệnh, mà còn thúc đẩy thể trọng tăng trưởng nhanh.

Trong nhà, có thể thông qua việc sờ vào tay, chân lạnh ấm của trẻ để suy đoán sơ về thân nhiệt. Thông thường, tay chân ấm và không tiết mồ hôi là thích hợp. Nếu nóng và tiết mồ hôi, thân nhiệt có thể đến 37,5oC, còn tay chân trẻ lạnh cho thấy thân nhiệt thấp hơn 36oC. Thân nhiệt quá cao hay quá thấp đều phải xử lý kịp thời.

Trong những gia đình, thông thường qua việc khống chế nhiệt độ trong phòng và tăng thêm áo chăn để giúp cho trẻ điều tiết thân nhiệt. Khi nhiệt độ khá cao vào mùa hè, nên mở cửa thông gió tỏa nhiệt, cũng có thể dùng quạt máy hay máy lạnh để điều tiết nhiệt độ trong phòng, chú ý không nên để gió thổi trực tiếp vào trẻ, trên người trẻ mặc một cái áo bông đơn mỏng là được. Đồng thời, thường xuyên cho trẻ uống nước, phòng tránh do tỏa nhiệt tiết mồ hôi mà dẫn đến thiếu nước, làm cho thân nhịệt tăng cao. Mùa đông nên sử dụng các loại thiết bị giữ ấm, bảo đảm nhiệt độ trong phòng của trẻ thấp nhất là trên 25oC, nên cho trẻ mặc áo tơ, áo bông, đắp chăn, khi cần thiết có thể đặt túi nước nóng ở bên ngoài chăn. Ngoài ra, chú ý cho trẻ bú thêm sữa mẹ và nước đường glucose, kịp thời bổ sung năng lượng, nâng cao tính chịu đựng của trẻ đối với cái lạnh. Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, có thể trọng không đủ thì phải đặc biệt lưu ý đến những thay đổi của thân nhiệt. Ở bệnh viện, thường cho trẻ vào lồng ấp giữ ấm là vì lý do nêu trên

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình