Trong vòng 24 giờ sau khi trẻ sơ sinh mới chào đời thì sẽ bài tiết phân su. Phân su là do vật bài tiết ở ruột và dạ dày, nước mật, tế bào biểu mô, lông thai, mỡ thai và nước ối thai nhi nuốt vào mà tạo thành, có màu lục đen đặc dính, không có mùi thối. Sau đó 2 – 3 ngày thì bài tiết phân quá độ có màu nâu, về sau thì chuyển thành phân bình thường. Do sữa cho trẻ bú có chất khác nhau, nên phân bình thường cũng khác nhau. Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, thì phân có màu vàng hay vàng sậm, dạng cao mềm, mùi chua không thối; trẻ được nuôi bằng sữa bò, thì phân có màu vàng nhạt, khá cứng, có mùi thối. Những trẻ bú sữa mẹ thông thường, thì số lần đại tiện nhiều hơn những trẻ được nuôi bằng sữa bò, mỗi ngày 4 – 6 lần, thậm chí nhiều đến 7 – 8 lần. Nếu núm vú của người mẹ bị nứt, xuất huyết, sữa có máu đi vào đường tiêu hoá của trẻ, thì phân có thể có dạng nhựa đường, đây cũng là phân bình thường. Phân có máu, phải quan sát xem trẻ sơ sinh có kinh nguyệt giả, nứt hậu môn, ngoại thương và mẩn tã lót hay không. Nếu phân có dạng nước loãng, dạng canh trứng, màu xanh lá chuối, thì nên nghĩ đến việc do cho bú không đúng, trẻ đói. Phân màu xám trắng có thể là đường mật khép kín.
Trẻ sơ sinh thường bài tiết ra nước tiểu lần đầu trong quá trình sinh đẻ. Ngày đầu tiên chào đời có thể không có nước tiểu hay bài tiết nước tiểu 4 – 5 lần, sau này căn cứ theo lượng hấp thu, tăng chế độ ăn uống, 24 giờ có thể bài tiết nước tiểu 20 lần. Nếu sau khi sinh 48 giờ trẻ vẫn không tiểu, thì nên nghĩ xem hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ có vấn đề gì không, hay có liên quan đến việc trong nước tiểu của trẻ có khá nhiều urat kết tinh, gây tắc nghẽn ống tiểu thận. Có khi lượng protein ít và urat kết tinh có thể bài tiết nước tiểu màu đỏ, nên cho trẻ uống nhiều nước thì có thể điều chỉnh được. Nếu sau khi uống nhiều nước, trẻ vẫn không bài tiết nước tiểu, nên kịp thời nhờ bác sĩ chẩn trị |