Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Có phải không thể sờ vào thóp sọ của trẻ sơ sinh không?

Trước và sau đỉnh đầu của trẻ có chỗ khá mềm, lõm vào, gọi là thóp. Thóp trước có hình củ ấu, thông thường dài khoảng 1,5 – 2cm. Sau 6 – 7 tháng thì hóa xương thu nhỏ, đến khi 1 – 1,5 tuổi thì khép kín, nhưng cũng có trẻ trễ đến 1 – 1,5 tháng, hoặc trễ nhất cũng không vượt quá 2 – 3 tháng. Rất nhiều những bậc cha mẹ trẻ thấy thóp trước của trẻ nâng lên hạ xuống liên tục, mềm thì không dám sờ, cũng không dám gội đầu cho trẻ. Như vậy, nhẹ thì có thể xuất hiện mài sữa ở da, không vệ sinh, ảnh hưởng đến cơ thể trẻ mà nặng thì có thể dẫn đến lây nhiễm da đầu như bị mụn nhọt, mủ.

   Thật ra, thóp sọ là có thể sờ vào. Khi bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho trẻ, sờ thóp có thể biết được độ lớn nhỏ của nó và tình trạng khép kín của nó. Khi trẻ mắc bệnh cũng có thể thông qua việc kiểm tra thóp sọ để phát hiện ra nguyên nhân. Nếu thóp sọ nhô lên phình ra, là dấu hiệu sức ép trong sọ tăng cao, kết hợp với những triệu chứng khác, có thể là biến chứng quan trọng của bệnh viêm não, viêm màng não, sưng não ở trẻ. Ngoài ra, khi trẻ sốt cao, khóc cũng có thể xuất hiện tình trạng này. Thóp sọ lỏng, lõm vào thường cho biết trẻ suy dinh dưỡng, mất nước, choáng… Nếu thóp khép kín quá sớm (trẻ có thóp trước khép kín trong sáu tháng), thường thấy đầu ít bị dị hình, chứng khe sọ nhỏ, não phát triển không toàn diện, chứng ngộ độc vitamin D… Thóp sọ khép kín quá trễ hay thóp quá lớn, thường thấy ở bệnh còi xương, tràn dịch não, u não, u máu ngoài màng cứng, sụn suy dinh dưỡng…

   Có khi dùng tay sờ vào thóp trước có cảm giác đập nhảy, đây là do dưới da có mạch máu lưu thông qua. Đây chỉ là hiện tượng bình thường. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên gội đầu cho trẻ và sờ xem thóp sọ của trẻ lớn cỡ nào, chỉ cần động tác mềm mại, thì tuyệt đối không đem đến bất cứ tổn hại nào cho trẻ.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình