Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách phòng tránh bệnh uống ván ở trẻ sơ sinh?

Bệnh uốn ván của trẻ sơ sinh là do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, thường ở rốn dẫn đến bệnh do nhiễm trùng. Bệnh này rất nguy hiểm, diễn tiến bệnh lại chậm. Do đó, chú trọng việc phòng tránh là rất cần thiết.

Nguyên nhân phát bệnh chủ yếu là do đoạn đứt của cuống rốn khử trùng không cẩn thận, nhất là những trẻ được đỡ đẻ theo phương pháp cũ, làm cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể; hay sau khi chào đời, chăm sóc rốn không chú ý đến việc vệ sinh và khử trùng, cũng có thể làm cho virus gây bệnh xâm nhập vào. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ, thì khoảng 4 – 6 ngày mới phát hiện, gọi là “bệnh uốn ván 4 – 6 ngày sau khi sinh”. Bệnh này phát càng sớm, thì bệnh càng nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong càng cao.

Giai đoạn đầu của bệnh này trẻ thường nôn nóng, bất an và khóc nhiều, sau đó có thể xuất hiện bú sữa không chặt, răng khép kín, co giật, mí mắt nhỏ, cơ mặt co giật tạo nên hiện tượng trẻ chau mày, nhướn trán, khóe miệng kéo ra ngoài, môi nhăn và chẩu lên thành nét cười đau khổ. Cơ bắp ở cổ, thân và tứ chi co giật, biểu hiện như tay nắm chặt thành nắm đấm, hai cánh tay duỗi thẳng… Hoặc với bất cứ một kích thích nhẹ nào, như âm thanh, ánh sáng, sự chấn động đều có thể dẫn đến co giật. Phần lớn trẻ mắc bệnh thường kèm theo sốt.

Bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được là nên đẩy mạnh phương pháp đỡ đẻ mới. Những dụng cụ và bông gạc… dùng để đỡ đẻ, phải khử trùng nghiêm ngặt trước khi dùng. Sau khi cắt nút thắt ở cuống rốn, dùng dung dịch iodin và cồn khử trùng nghiêm ngặt, rồi dùng bông gạc đã được khử trùng băng kỹ. Đợi sau khi cuống rốn khô, phải quan sát xem cuống rốn có nhiễm khuẩn không, nếu có thì kịp thời xử lý. Phát hiện thấy trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván, thì nên đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị ngay

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình