Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
“Hội chứng trẻ được sinh do mổ” là gì?

Cách gọi “Hội chứng trẻ được sinh do mổ” chủ yếu là chỉ những biến chứng của hệ thống hô hấp của trẻ được sinh do mổ, như ngạt thở, phù phổi, sặc nước ối vào đường hô hấp, chứng xẹp phổi và bệnh màng phổi trong suốt… Có thể tạo nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Thai nhi trong quá trình sinh không phải là một cá thể bị động, mà là một cá thể thích ứng chủ động. Trong quá trình sinh, dưới sự điều tiết của dịch thể thần kinh, thai nhi chịu sự co rút của tử cung, những thay đổi sức căng vật lý thích hợp của đường sinh sản làm cho cơ thể, bụng và ngực, đầu thai bị ép một cách có nhịp, làm 1/3 – 2/3 dịch thể ở đường hô hấp của thai nhi bị ép ra, để cho không khí thuận lợi đi vào đường hô hấp sau khi sinh, giảm bớt sức cản trở của đường hô hấp cũng để làm công tác chuẩn bị, có lợi cho quá trình loại bỏ và hấp thu những dịch phổi còn dư sau khi sinh. Cùng lúc đó, những tín hiệu kích thích dưới sức ép của đường sinh sản được thần kinh ngoại vi truyền đến hệ thống thần kinh trung ương, hình thành tổ hợp và xử lý phản hồi có hiệu quả, làm cho thai nhi có thể tự điều chỉnh tư thế tốt nhất, đường kính nhỏ nhất và lực cản trở nhỏ nhất thuận theo đường cong của ống sinh sản mà hạ xuống, và sinh ra dễ dàng. Còn mổ thì thiếu đi quá trình này, việc ngưng tụ dịch thể trong đường dẫn khí đã làm tăng thêm lực, sự cản trở cho đường dẫn khí, và giảm bớt dung lượng thể khí trong túi phổi, ảnh hưởng đến quá trình không khí và thay đổi khí, do đó có thể dẫn đến trẻ sơ sinh bị ngạt thở và thiếu ôxy, nghiêm trọng hơn thì sức cản trở của mạch máu ở phổi tăng lên, gây cho thai nhi thiếu ôxy liên tục.

Việc mổ khi sinh thuộc về một loại sinh đẻ có tính can thiệp của các phương tiện hộ sản, tuyệt đối không có sự tham dự chủ động của thai nhi, và là quá trình sinh đẻ được hoàn thành nhanh chóng trong thời gian ngắn nhất một cách bị động. Thai nhi không chịu những kích thích và thử thách cần thiết phải đối mặt như trong quá trình sinh sản bằng âm đạo. Vì vậy, một số thì biểu hiện ở cảm giác cơ thể và cảm giác của các cơ quan kém. Những trẻ cá biệt mổ khi sinh sau này, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng định vị kém, sức chú ý khó tập trung, gặp khó khăn trong việc hoạt động nhiều như việc đọc, vạch, đánh cầu… Ngoài ra, IgA, IgG, IgM, C3 và gen properdin B… của mổ khi sinh đều thấp hơn trẻ được sinh bằng đường âm đạo, cho thấy chức năng miễn dịch của trẻ mổ khi sinh kém và dễ kèm theo nhiễm trùng.

Thực tế, những tổn thương của việc mổ khi sinh có thể tạo ra đối với thai nhi cao hơn nhiều so với việc sinh đẻ tự nhiên thông qua âm đạo. Do đó, thai phụ nên nghe ý kiến của bác sĩ khoa sản, không nên vì sợ đau khi sinh hay cho rằng “trẻ sinh mổ thì thông minh “, mà yêu cầu mổ khi sinh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình