Thông thường, trẻ sơ sinh ngoài việc ăn uống, thì phần lớn thời gian đều là ngủ, mỗi ngày ngủ khoảng 18 – 22 tiếng. Trẻ sơ sinh ngủ không yên là vấn đề mà các bậc cha mẹ thường gặp phải. Trẻ sơ sinh ngủ vào buổi sáng, thì tối đến khóc không ngủ, gọi là “trẻ khóc đêm”. Hiện tượng này có thể điều chỉnh được như cố gắng cho nó ngủ ít vào buổi sáng, nó sẽ mệt mỏi và ngủ ngon giấc vào ban đêm.
Nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ không ngủ được trước, rồi dùng phương pháp điều chỉnh tương ứng thích hợp. Có thể do nhiệt độ trong phòng quá cao, bao bọc quá nhiều, trẻ quá nóng mà ngủ không tốt được. Lúc này, trên đỉnh mũi của trẻ có thể có mồ hôi, sờ trên người có thể ướt nhiều. Như vậy, thì cần hạ nhiệt độ trong phòng xuống, giảm bớt hay nới lỏng khăn, bọc trẻ, trẻ cảm thấy thoải mái rồi thì sẽ tự nhiên ngủ tốt. Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, chân của trẻ lạnh, cho thấy trẻ do lạnh mà không ngủ được, có thể đắp thêm chăn hay dùng túi nước nóng để giữ ấm. Sau khi đi vệ sinh tã lót ướt, trẻ cảm thấy khó chịu nên khó ngủ tốt, vì vậy tốt nhất nên kịp thời thay tã lót cho trẻ. Trẻ ăn không no cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, nên thường xuyên cho bú cũng đồng thời để thúc đẩy quá trình tiết sữa, hay cho trẻ ăn thêm thực phẩm thay sữa, trẻ có thể no lâu, ngủ tốt.
Nếu thông qua tìm hiểu mà không phải những nhân tố nêu trên, nhưng những người mẹ từng có tình trạng hấp thu thiếu chất calci và vitamin D trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, thì nên nghĩ đến việc trẻ sơ sinh có khả năng thiếu calci. Giai đoạn đầu của trẻ nồng độ calci trong máu thấp, biểu hiện là trẻ ngủ không tốt. Lúc này nên bổ sung thêm calci và vitamin D cho trẻ thì có thể cải thiện được.
Nếu trẻ ngủ không tốt còn kèm theo những triệu chứng khác như sốt, không bú sữa… và rất có thể còn có những bệnh khác, nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện điều trị |