Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Làm thế nào khi trẻ bị bệnh tưa miệng?

Bệnh tưa miệng, gọi là miệng tuyết, là do vi nấm Candida màu trắng (vi nấm gây bệnh) gây nhiễm trùng viêm mạc. Trẻ có cơ thể yếu và trẻ sơ sinh thiếu tháng phát bệnh khá nhiều. Bệnh của người mẹ trong quá trình sinh, cũng có thể do dụng cụ cho bú và đầu vú của người mẹ bị ô nhiễm sau khi sinh. Vì vậy, trong tình trạng lây nhiễm, sử dụng chất kháng sinh rộng rãi thì tỷ lệ phát bệnh tưa miệng có thể tăng lên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là trên niêm mạc khoang miệng của trẻ có vật màu trắng dạng màng mây, giống như dạng bông tuyết tản ra ở hai bên niêm mạc má, trong môi, lưỡi và hàm ếch của trẻ. Biểu hiện càng không giống như đốm sữa dễ xoá bỏ, khi nghiêm trọng có thể dung hợp thành dạng màng và lây lan xuống những bộ phận khác như thực quản và dạ dày ruột hay đường hô hấp… thậm chí kéo dài thành tình trạng có vi khuẩn trong máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vấn đề quan trọng để tránh mắc bệnh là chú ý việc phòng tránh. Núm vú phải duy trì sạch sẽ, vệ sinh, người mẹ bị nhiễm nấm Candida thì cần phải điều trị trước. Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh còn non, tránh việc cọ rửa, không nên dùng vải chấm nước vo gạo hay bông gạc ướt để lau chùi. Mỗi lần trước khi cho bú phải chú ý quan sát tình trạng khoang miệng trẻ. Một khi phát hiện thấy những biểu hiện khác thường, nên điều trị kịp thời thì có thể thu được hiệu quả nhanh chóng.

Phương pháp điều trị đơn giản nhất cho trẻ và dễ thực hiện là sau khi cho trẻ bú thì bổ sung hợp chất vitamin B và vitamin C. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một viên, nghiền nhuyễn thành bột, thêm nước hoà tan để cho trẻ uống. Thuốc này có lợi cho quá trình hồi phục bình thường nhanh và tăng sức đề kháng của cơ thể trẻ. Nếu phát hiện thấy những đám trắng dạng hoa tuyết khá nhiều, thì nên dùng bông gòn đã khử trùng chấm vào dung dịch bicarbonat natri 2% - 5% để làm sạch cục bộ, sau đó tiếp tục thoa nystatin, băng phiến và phèn chua tán nhuyễn. Nếu có điều kiện, nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình