Viêm da do tã lót là bệnh về da thường thấy ở trẻ sơ sinh, tất cả những trẻ sơ sinh dùng tã lót đều có khả năng phát sinh bệnh này bất cứ lúc nào. Nguyên nhân và cách phòng bệnh này có những điểm sau:
(1) Da của trẻ sơ sinh còn non, lớp sừng mỏng, dễ rụng, sức chịu đựng đối với những kích thích mang tính tự động và tính hoá học kém. Do đó, bệnh này chủ yếu do tã lót ẩm ướt thường xuyên cọ xát với da mà tạo thành. Trẻ bị nhẹ thì da đỏ, bị nặng có thể có nốt sần, mụn nhọt, nhiễm trùng liên tục hay lở loét. Do đó, thường xuyên thay tã lót, tránh cho vải ướt tiếp xúc với da trẻ trong thời gian dài là phương pháp phòng tránh tốt nhất.
(2) Tã lót thô ráp, giặt không sạch, đại tiện khác thường sản sinh ra acid béo, cũng có thể kích thích da trẻ mà dẫn đến đỏ mông hay mẩn tã lót. Do đó, trong quá trình phòng tránh bệnh còn phải nghĩ đến vấn đề do tã lót. Khi chọn tã lót nên nghĩ đến vấn đề như độ mềm mại, sạch sẽ, khô ráo, sức hút nước mạnh nên dùng những chăn đệm trắng cũ mềm mại làm tã lót là thích hợp nhất, hạn chế dùng vải da và vải nhựa. Khi giặt tã lót nên giặt sạch bằng xà bông, bột giặt. Sau khi phơi khô mới có thể dùng. Khi thay tã lót sau mỗi lần trẻ tiểu, đại tiện, nên dùng bông gạc hay khăn bông mềm thấm nước ấm nhẹ nhàng lau sạch mông và đáy chậu từ trước ra sau cho trẻ, bôi dầu mỡ không có tính kích thích hay bôi một ít phấn mát da.
(3) Trẻ được nuôi bằng những sản phẩm khác thì dễ phát sinh bệnh tiêu chảy, và việc kích thích đại tiện nhiều lần tạo nên hiện tượng viêm da. Do đó, cố gắng tránh việc nuôi dưỡng bằng những thực phẩm khác có thể phòng tránh được bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, cũng là điều rất cần thiết đối với việc phòng tránh mẩn do tã lót gây ra.
(4) Trẻ đỏ mông và mẩn do tã lót gây ra, nhẹ thì chỉ cần tích cực chăm sóc, duy trì sự sạch sẽ và khô ráo nơi mắc bệnh. Trời nóng không dùng tã lót, dùng phương pháp điều trị để lộ hong gió khô hay phơi nắng. Trời lạnh có thể dùng bóng đèn hong khô, mỗi ngày hai lần, mỗi lần 20 phút, nguồn nhiệt và phần mông nên duy trì khoảng cách nhất định, để tránh bị bỏng. Khi mẩn làm mủ, có thể bôi thuốc mỡ, thuốc kháng sinh hay dung dịch methyl violet 2%, hay điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi dịch chảy ra khô, có thể dùng dầu thực vật nguội sau khi nấu chín hay dầu gan cá bôi một lớp mỏng lên chỗ bị viêm đồng thời không để tiếp xúc với phân.
(5) Ngoài phần mông và đáy chậu dễ phát sinh mẩn tã lót, ở những bộ phận khác của cơ thể, như sau vành tai, trước cổ, nách và háng… cũng có thể nổi sẩy. Sẩy thường do da không sạch sẽ vào mùa hè nóng, tích tụ mồ hôi và xát thương da dẫn đến những đốm đỏ, thường xuất hiện ở những trẻ mập. Vị trí nổi sẩy nếu không được bảo vệ, thì sẽ có hiện tượng chảy dịch, và xuất hiện hiện tượng phù thũng và rụng biểu bì, thậm chí hình thành những vết loét và bọng mủ nhỏ. Về cách điều trị, chủ yếu là duy trì sự sạch sẽ, khô ráo cho vị trí da nổi sẩy, thường xuyên bôi phấn hay phấn mát da, khi nghiêm trọng thì bôi một ít dầu thực vật là được |