Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Thoái vị rốn là do đâu?

Cơ bụng của trẻ sơ sinh, cũng giống như những bộ phận khác trên cơ thể, sau khi sinh thì không ngừng phát triển trưởng thành. Nhưng khi trẻ bú sữa, nuốt không khí, sình bụng, tăng sức ép cho bụng và do quá trình phát triển cơ bụng và co rút lỗ rốn không tốt, thì có thể xuất hiện hiện tượng ruột hướng theo vòng rốn lồi lên dưới da. Y học gọi là thoái vị rốn.

Độ lớn nhỏ của thoái vị rốn và có thể trở về vị trí cũ hay không đều có liên quan với mức độ phát triển của cơ bụng và độ lớn nhỏ của sức ép bụng. Chỗ khuyết của thoái vị rốn có thể gần 1cm đến trên 2cm. Những vật thoát ra chủ yếu là ruột non, độ lồi ra lớn nhỏ có thể to bằng đậu phộng đến to bằng hạt bồ đào. Thường lồi ra khi trẻ khóc, nhấn ép thì trở vào trong bụng, sờ vào thì có cảm giác sùng sục của hơi nước. Phần lớn hiện tượng thoát vị rốn không cần điều trị vì cùng với quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ, khóc ít và cơ bụng tăng mạnh, vòng rốn thu nhỏ thì vào khoảng một tuổi tự nhiên sẽ lành. Chỉ có những trẻ có vòng rốn cá biệt không lớn, mà ruột non lồi ra không trở vào khoang bụng, xuất hiện tắc ruột, biểu hiện những triệu chứng như ói mửa, táo bón, khóc nhiều thì cần phải đưa trẻ đến khoa ngoại điều trị ngay

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình