Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hiện tượng trong bìu dái của trẻ sơ sinh không có tinh hoàn.

Thai nhi nam phát triển bình thường khi đến năm tháng, thì tinh hoàn ở hai bên trái và phải hạ xuống đến miệng vòng trong háng, khi chín tháng thì hạ xuống tiến vào trong bìu đái. Nếu trong quá trình này do nguyên nhân nào đó, tinh hoàn ngừng ở nửa đường không tiến vào bìu đái, thì sẽ hình thành hiện tượng ẩn tinh hoàn. Ẩn tinh hoàn có hai loại: ẩn một bên đến một năm thì tinh hoàn mới hạ xuống đến bìu đái, đây cũng là hiện tượng bình thường. Chứng ẩn tinh hoàn là một biểu hiện của việc phát triển không bình thường, có những ảnh hưởng đối với thai nhi.

(1) Ảnh hưởng đến quá trình phát triển: Theo tư liệu thống kê, trẻ bị ẩn tinh hoàn một bên có 30% - 60% xuất hiện vô sinh. Trẻ bị ẩn tinh hoàn hai bên có 50% - 100% xuất hiện vô sinh.

(2) Do tinh hoàn ở vào vị trí không bình thường, nhất là khi ở vào vị trí trong khoang bụng, nhiệt độ khá cao, dễ phát sinh chuyển biến xấu như hình thành khối u ác tính. Tỷ lệ phát sinh là 20 – 40 lần so với người bình thường.

(3) Do ẩn tinh hoàn ở vào vị trí háng hay vị trí cạn của khoang bụng, và cố định thì rất dễ chịu sức ép mà dẫn đến tổn thương tổ chức tinh hoàn.

Việc điều trị ẩn tinh hoàn có thể thử dùng màng lông tơ của trẻ thúc đẩy hormon tuyến sinh dục của trẻ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để tăng nhanh quá trình phát triển và hạ thấp của tinh hoàn. Nếu không có hiệu quả thì nên điều trị bằng cách làm phẫu thuật. Trẻ một tuổi rưỡi là thời kỳ phẫu thuật tốt nhất

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình