Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Trẻ mới sinh nên đề phòng thiếu vitamin K.

Vitamin K là thành phần vi lượng cần thiết cho quá trình đông máu bình thường, sự thiếu hụt của nó có liên quan với việc cơ thể xuất huyết hay xuất huyết không ngừng. Vitamin K tồn tại trong tự nhiên có hai loại, một loại được gọi là vitamin K1 được tổng hợp từ thực vật. Diệp lục là nguồn cung cấp tự nhiên tốt nhất của vitamin K1, như bông cải dừa, bông cải, cây cải bắp, rau spinach, cà chua… những cây này có chứa hàm lượng vitamin K1 phong phú, ngoài ra, nó còn có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan động vật và pho mát cũng rất nhiều. Một loại khác là vitamin K2, hoạt tính sinh vật của nó mạnh gấp khoảng 25 lần so với vitamin K1.

Vào những năm 40 của thế kỷ. Một tư liệu báo cáo cho thấy tỷ lệ phát sinh chứng xuất huyết do thiếu vitamin K khi nuôi dưỡng trẻ đơn thuần bằng sữa mẹ thì khá cao. Đây chủ yếu là do hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ ít, chỉ bằng 1/4 trong sữa bò, 1/10 so với sữa bột, hơn nữa còn chứa kháng thể ức chế quá trình vi khuẩn bình thường cung cấp vitamin K trong ruột của trẻ. Những năm gần đây, chứng xuất huyết do thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ đã được giới y học trong và ngoài nước quan tâm và chú ý nhiều. Trong nước đã có nhiều tư liệu về vấn đề này. Tỷ lệ phát sinh bệnh này không cao, khoảng 2,4% (tỷ lệ ở nông thôn hơi cao hơn thành phố), nhưng tỷ lệ bệnh nhân chết lên đến 30,3%, nhất là xuất huyết chậm thường phát sinh xuất huyết trong sọ dẫn đến tử vong, rất nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ may mắn sống sót thường có những di chứng về hệ thống thần kinh hoặc có thể trẻ bị tàn phế suốt đời. Thiếu vitamin K không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí lực và hoạt động sau này của trẻ.

Những trẻ sơ sinh có ba loại tình trạng này và phải đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vitamin K. Đầu tiên, trước khi trẻ chào đời thì thai phụ tiếp nhận điều trị bằng thuốc chống đông máu hay chống kết hạch… những thuốc này có thể làm cho gan tăng nhanh sự tiêu hao đối với vitamin K. Thứ hai, bị tiêu chảy hay giảm lượng bài tiết mật và tích tụ mật, sẽ làm cho trẻ nhỏ phát sinh hiện tượng cản trở quá trình hấp thu vitamin K. Thứ 3, nuôi dưỡng trẻ đơn thuần bằng sữa mẹ, trong 1- 2 tháng sau khi chúng chào đời thì chức năng đông máu khá kém. Trẻ thiếu vitamin K cần chú ý và theo dõi thật kỹ.

Năm 1961, hội nhi khoa của Mỹ đã kiến nghị tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh trong 24giờ kể từ khi trẻ chào đời, để phòng tránh hiện tượng xuất huyết ở trẻ. Gần đây, một số nước ở châu Âu cũng cho rằng: mỗi tuần cung cấp 1g vitamin K1 hay mỗi ngày cho uống 0,025mg, liên tục dùng cho đến ba tháng sau khi trẻ sinh ra. Các bậc cha mẹ chú ý phương pháp bổ sung vitamin K được giới thiệu ở đây chỉ được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của trẻ mà cung cấp việc điều trị chính xác. Việc cha mẹ cần quan tâm là xem con của mình có thuộc ba nhóm trẻ cần phải tiếp nhận việc bổ sung vitamin K hay không. Nếu có nghi vấn, thì kịp thời hỏi ý kiến bác sĩ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình