Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Việc cho con bú có thể tránh thai không?

Thông thường, những phụ nữ ở tuổi sinh đẻ đều biết trong thời kỳ cho bú có thể tránh thai tự nhiên. Đây là kinh nghiệm của phần lớn những người mẹ cho con bú, nhưng cũng có nhiều trường hợp phụ nữ có thai ngoài ý muốn. Hiện tượng mang thai ngoài ý muốn trong thời kỳ cho bú này được mọi người gọi là “mang thai ngầm”. Mang thai ngầm vừa không có sự trở lại của kinh nguyệt và vừa không có một dấu hiệu nào cho biết là sắp đến thời kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ cho con bú mà mang thai, điều này, không những làm cho trẻ nhỏ không có sữa bú, hơn nữa đối với cơ thể người mẹ chưa bình phục hoàn toàn sau khi sinh lại phải mang thai tiếp. Đây cũng là điều mà hầu hết các bà mẹ không muốn tiếp nhận.

(1)    Không nên cố ý kéo dài thời kỳ cho bú để tránh thai

Sau khi sinh thì thuỳ trước tuyến yên ở não có thể giải phóng hormon sinh sữa, hormon này có thể ức chế quá trình giải phóng chất kích dục của thần kinh trung ương thuỳ trước tuyến yên. Việc giảm bớt chất kích dục này có thể làm giảm chức năng của buồng trứng, không có quá trình bài tiết noãn bào thành thục, đồng thời, việc giảm mức bài tiết hormon sinh dục của buồng trứng làm cho màng trong tử cung không thể phát sinh quá trình rụng theo chu kì. Đây chính là nguyên nhân làm cho không có kinh nguyệt nhưng vẫn xuất hiện hội chứng mất kinh tiết sữa. Do đó, có thể cho rằng, ở tình trạng nhất định, lợi dụng những đặc điểm không bài tiết noãn trong thời kỳ cho bú của phần lớn phụ nữ, có thể đem đến tác dụng tránh thai.

Thông thường thì thời kỳ cho trẻ bú khoảng một năm. Một số phụ nữ vì muốn tránh thai, cố ý kéo dài thời gian cho bú bằng cách nhân tạo, như vậy sẽ dẫn đến suy thoái cơ quan sinh sản của nữ giới, nhất là co nhỏ tử cung và niêm mạc âm đạo, có ảnh hưởng xấu đối với cơ quan sinh sản phụ nữ. Tiếp đó, thời gian cho bú khá dài còn giảm chất dinh dưỡng trong sữa, không thể thoả mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của trẻ nhỏ, hơn nữa làm cho chức năng đường ruột và dạ dày của trẻ không được luyện tập, dễ tạo nên hiện tượng trẻ chán ăn hoặc chỉ ăn một loại thức ăn. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trưởng thành của trẻ. Do đó, kéo dài thời gian cho bú đều bất lợi đối với sức khỏe của mẹ và con.

Ở tình trạng bình thường, một tháng sau khi sinh, nếu không cho bú thì chức năng bài tiết noãn của buồng trứng bắt đầu hồi phục. Phụ nữ cho trẻ bú sau ba tháng, cũng có thể hồi phục chức năng bài noãn, nếu không chú ý đến việc tránh thai trong lúc này, thì rất dễ mang thai. Quá trình hành kinh thường là nửa tháng sau khi bài noãn, do đó, không thể lấy việc kinh nguyệt có đến hay không, mà quyết định việc tránh thai hay không. Nếu buồng trứng đã hồi phục chức năng bài tiết noãn, thì việc kéo dài thời kỳ cho bú cũng không thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Do đó, phụ nữ cho con bú nên dùng phương pháp tránh thai vào ba tháng trở lên sau khi sinh.

(2) Nguyên nhân thất bại khi lợi dụng việc cho bú để tránh thai.

Một khi số lần cho bú giảm thậm chí là ngừng lại, hay khi lượng sữa bài tiết ít, nồng độ sữa giảm thấp, thì hormon sinh sữa có tác dụng ức chế yếu đối với chất kích dục, buồng trứng sẽ bắt đầu hồi phục chức năng ở trạng thái tĩnh trong thời kỳ cho bú đồng thời giải phóng hormon sinh dục và bài tiết ra noãn thành thục. Khoảng 14 ngày sau đó thì màng trong tử cung rụng và xuất huyết, kinh nguyệt sắp có, từ đó hồi phục dần chu kỳ kinh nguyệt.

(3) Trong thời kỳ cho bú, sản phụ phát sinh hiện tượng “mang thai ngầm”. Hiện tượng “mang thai ngầm” có dấu hiệu nhận biết không? Có trường hợp, sản phụ trong thời kỳ cho bú nên chú ý đến số lần bú của trẻ, kiểm tra chất và lượng của sữa thì có thể sớm phát hiện những nhân tố không an toàn.

j Người mẹ có số lần cho trẻ bú mỗi ngày ít hơn sáu lần (sau một lần cho bú đầy đủ, thì trẻ có thể cách sau 3 – 4 giờ lại tiếp tục bú).

k Quá trình cho bú vượt quá nửa năm, trẻ nhỏ cùng với sự gia tăng không ngừng của thức ăn phụ, mà bắt đầu giảm bớt nhu cầu về sữa mẹ, chất và lượng của sữa mẹ tiết ra cũng giảm thấp.

Những tình trạng trên cho thấy lượng hormon sinh sữa đang giảm, do đó giảm chức năng ức chế của trung tâm sinh dục ở thuỳ trước tuyến yên, dẫn đến tăng lượng giải phóng chất kích dục, buồng trứng hồi phục trạng thái bình thường và bài tiết noãn, tiết hormon sinh dục, và hồi phục chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu không chú ý đến những tín hiệu này mà chờ sau khi thấy kinh nguyệt mới dùng phương pháp tránh thai an toàn thì khó tránh khỏi việc phát sinh hiện tượng mang thai ngoài ý muốn.

(4) Phương pháp tránh thai an toàn trong thời kỳ cho bú.

Vậy thì, trong thời kỳ cho bú có thể dùng phương pháp tránh thai nào, vừa không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, vừa có thể tránh thai an toàn? Có những phương pháp sau:

j Nam dùng bao cao su: không những có thể tránh thai, còn có thể tránh nhiễm trùng cho đường sinh sản có sức đề kháng yếu sau khi sinh.

k Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả ba tháng: Thuốc này có hiệu quả an toàn, hơn nữa không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và quá trình phát triển sữa. Cứ ba tháng tiêm thuốc một lần.

l Đặt vòng tránh thai trong tử cung: Cách này dùng thích hợp trong bất cứ giai đoạn tiết sữa nào sau khi sinh, an toàn và có hiệu quả.

m Cấy thuốc dưới da: Cách này có hiệu quả, an toàn, đơn giản và không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Cấy 2 – 6 ống thuốc vào dưới da ở phần trước cánh tay bên trái, có hiệu quả trong vòng năm năm

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình