Trừ không khí ra thì nước là thứ quan trọng nhất đối với sự sinh tồn của con người. Nếu một người không ăn chỉ uống nước thì có thể sống được khoảng một tháng nhưng nếu không được uống thì người ta chỉ có thể sống được nhiều nhất là một tuần. Mỗi một người trong một ngày cần uống khoảng 1000-1500 ml nước, cộng thêm lượng nước trong thức ăn thì tổng lượng nước con người cần trong một ngày là 3000 ml. Chỉ có như vậy thì mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Rất nhiều người có thói quen uống ít nước, điều đó không hề có lợi cho sức khoẻ. Chúng ta mỗi ngày phải kịp thời bổ sung lượng nước cần thiết, không thể đợi đến khi thấy khát rồi mới uống. Bởi hễ chúng ta cảm thấy khát là lúc đó cơ thể đang bị thiếu nước trầm trọng.
Chúng ta phải hình thành cho mình một thói quen là phải thường xuyên uống nước không cần đợi thấy khát. Cách làm là: mỗi buổi sáng sau khi đánh răng rửa mặt xong thì uống một cốc nước ấm. Qua một đêm ngủ, thông qua việc ra mồ hôi và đi tiểu tiện nên tuy không thấy khát nhưng cơ thể ta đã bị thiếu nước, lượng máu lưu thông giảm, chuyển hoá chậm trễ. Nếu như sau khi ngủ dậy uống một cốc nước thì rất dễ được hấp thụ, có thể tăng nhanh lượng máu lưu thông, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ôxi, bài tiết các chất thải ra ngoài, từ đó tăng thêm khả năng miễn dịch của con người. Nửa tiếng trước các bữa ăn trưa, tối cũng nên uống ít nước để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể tiết ra một lượng dịch tiêu hoá nhất định, giúp cho việc tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn