Bàn chải đánh răng là vật dụng cần thiết trong đời sống con người. Thiết kế và chủng loại của bàn chải tương đối nhiều, mỗi người đều nên căn cứ vào tuổi tác, trạng thái khoang miệng của mình để chọn bàn chải bảo vệ thích hợp.
Để phù hợp với trạng thái của khoang miệng, đầu bàn chải nên nhỏ để tiện lách vào bên trong, dễ dàng chải đến răng hàm trong cùng của hàm răng, sử dụng linh hoạt tiện lợi, mặt lông bàn chải phải bằng phẳng để sức chịu lực ở mọi chỗ đều đồng đều nhau, độ cứng của lông bàn chải thích hợp, có độ đàn hồi, lông bàn chải như vậy vừa mềm dẻo lại dễ cong được, thuận lợi luồn vào các kẽ răng ở dưới viền lợi, chải sạch đi mảng bám ở kẽ răng, đồng thời làm sạch bựa răng, mảnh vụn thức ăn còn sót lại, giữa các bó sợi phải có khoảng cách thích hợp để dễ dàng rửa sạch và giữ cho bàn chải được khô ráo, cán bàn chải và đầu bàn chải thông thường phải thẳng hàng, vừa để cho răng chịu lực được đồng đều, vừa dễ đánh răng theo chiều dọc, nhưng cán bàn chải của một số loại bàn chải đặc biệt được thiết kế có độ cong nhất định.
Bàn chải dùng cho trẻ em thì đầu bàn chải phải nhỏ, để phù hợp chuyển động trong miệng và yêu cầu đánh răng theo vùng. Tổ chức lợi ở trẻ em mềm yếu, tốc độ sừng hoá của lớp da trên chậm, để ngăn chặn tổn thương đến tổ chức lợi khi đánh răng thì sợi bàn chải nên mềm và nhỏ, có tính đàn hồi tốt, các bó sợi ngắn, để tiện đánh cả mặt ngoài, mặt trong và mặt trên. Cán và đầu bàn chải thẳng hàng, sẽ có lợi cho các em dùng phương pháp chuyển động và đánh quét chổi theo hình tròn.
Đối với người lớn răng miệng khỏe mạnh, chỉ cần nắm được cách đánh răng chính xác, sử dụng bàn chải cứng cũng được, nhưng nếu đánh không đúng cách sẽ làm cho lợi bị co, lộ chân răng, tạo thành khuyết tổn hình nêm ở cổ răng. Quy cách và phạm vi tương đối của các loại bàn chải bảo vệ răng của người lớn và các nhóm tuổi nhi đồng hiện bán trên thị trường.
Điều đáng chú ý là, bất cứ loại bàn chải nào, sau một thời gian sử dụng nhất định đều bị mài hỏng, tạo thành mặt lông bàn chải không bằng phẳng hoặc bị lõm, không những không phát huy được vai trò bảo vệ răng mà còn làm tổn thương đến răng và lợi. Do đó, bàn chải phải được thay định kì, đối với những người có điều kiện, 3 tháng nên thay một lần. Ngoài ra, sau mỗi lần đánh răng nên dựng đầu bàn chải lên, đặt ở nơi khô ráo thoáng mát, tiện giữ cho bàn chải được sạch sẽ.
Bảng 1 : Quy cách của bàn chải bảovệ răng
|
Bànchải người lớn |
Bànchải học sinh tiểu học |
Bànchải trẻ sơ sinh |
Độ dài đầu bàn chải |
25-35 |
Không quá28 |
Không quá25 |
Độ rộng đầu bàn chải |
8-12 |
Không quá11 |
Không quá8 |
Cao độ kích thích |
10-12 |
9-10 |
8-9 |
Số hàng bó bàn chải |
Không quá 4hàng |
Không quá 3hàng |
Không quá 3hàng |
Khoảng cách giữa các bósợi bàn chải |
1.2-1.4 |
1.2-1.4 |
1.2-1.4 |
Đường kính sợi nilông |
0.2-0.3 |
0.25 |
Không quá0.25 |
Quy cách bề mặt |
Bằngđều, bằng có hoa văn |
Bằngđều, bằng có hoa văn |
Bằngđều, bằng có hoa văn |
Cán bàn chải |
Thẳng hoặc cong vừaphải |
Thẳng hoặc cong vừaphải |
Thẳng hoặc cong vừaphải |
(Chú ý : các đơn vịchiều dài trong bảng đều là milimet)
|