Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Tại sao khi đánh răng phải súc miệng nhiều lần ?

Do thành phần của kem đánh răng chủ yếu là gồm chất tẩy, chất ma sát, chất tạo bọt, chất dính và chất thơm, chất chống thối, ... Trong chất ma sát có các chất như muối cabonnic, muối phốtphoric, magic cacbonnic hay phù thạch, canxi cacbonnic không ngậm nước, hạt kết tinh, ... Nếu các chất này bị nuốt vào dạ dày cả cục, sẽ gây ra những phản ứng không tốt như đi ngoài, đau bụng, ... Năm 1992, trạm vệ sinh phòng dịch tỉnh Liêu Ninh lần đầu lấy mẫu điều tra đối với 77 loại thuốc đánh răng, kết quả cho thấy, tỉ lệ hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn là 2,6%, trong đó có loại hàm lượng chì cao đến 37,6% mg/lít (vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 42,8%), 10% thuốc đánh răng có hàm lượng vi khuẩn vượt quá tiêu chuẩn cho phép 3 - 5 lần. Do đó, tác dụng của một số chất không tốt trong thuốc đánh răng nên được mọi người chú ý. Đặc biệt khi mua thuốc đánh răng cho trẻ em, phải chọn loại thuốc đánh răng dành riêng cho trẻ em có tính kích thích yếu, đồng thời dạy cho các em đánh răng đúng cách, ngăn chặn nuốt kem đánh răng vào bụng có hại cho sức khỏe. Cách phòng ngừa tốt nhất là súc miệng nhiều sau khi đánh răng, cố gắng giảm lượng kem đánh răng còn sót lại, tránh để cho kem đánh răng lọt vào ruột

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình