Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Sử dụng tăm và chỉ xỉa răng như thế nào là đúng cách ?

Cho dù bạn chăm chỉ đánh răng cũng sẽ vẫn có 30 - 40% bề  mặt răng không thể đánh hết được. Những khu vực đó là mặt khe giữa hai răng cạnh nhau, hoặc mặt những mặt răng mọc lẫy, răng mọc chen chúc nhau. Nếu bạn biết cách sử dụng đúng tăm và chỉ xỉa răng sẽ khắc phục được những việc mà đánh răng chưa làm được.

            (1) Tăm: tăm là vật dụng không thể thiếu của người già, bởi vì người già lợi bị co lại chân răng lộ ra hoặc chạc chân răng lộ ra đều có thể dùng tăm để lấy đi những thức ăn còn mắc lại. Nếu lợi không bị co, kẽ răng không lớn mà thức ăn bị dắt lại do sâu răng thì tốt nhất không dùng tăm để tránh khe răng ngày càng to, hình thành cái gọi là "răng càng ngày càng thưa".

            Tăm có hai loại bằng gỗ và bằng nhựa. Tăm gỗ sạch, không dễ gãy, bề mặt nhẵn bóng, không có dằm, mặt cắt ngang hình dẹt hoặc hình chêm 3 góc, tốt nhất là mua tăm thành phẩm bán trên thị trường, không nên dùng loại que gỗ nhỏ, sợi sắt, kim đầu to, hoặc que diêm không sạch sẽ để thay tăm, để tránh làm tổn thương lợi. Tăm nhựa dựa vào hình thái giải phẩu của kẽ răng và đầu vú lợi, thiết kế thành hình dao găm, đầu nhọn và thân hình tròn và mỏng, dễ luồn vào các kẽ răng, mặt bên được thiết kế thô có các điểm gồ để ma sát đốm nấm ở chân răng. Do nhựa dễ uốn cong nên tiện cho việc lấy thức ăn ở các răng phía sau và loại bỏ đốm nấm.

            Phương pháp sử dụng tăm đúng cách: trong trường hợp khe răng tương đối rộng, tăm nên chọc nghiêng một góc 450, đầu nhọn từ viên bên của mặt răng tiếp xúc với chân răng qua khe răng, không được chọc thẳng xuống lợi, phải men theo cạnh bên của răng để lách tăm vào khe răng, nhẹ nhàng lấy thức ăn bị mắc răng, cũng có thể làm động tác như kéo cưa để lấy thức ăn ra, sau đó súc miệng, tăm dùng xong vứt đi.

            Khi sử dụng tăm nên chú ý :

            - Tăm thích hợp sử dụng trong trường hợp đầu vú lợi bị co lại và giữa hai đầu lợi có khe hở. Không lấy đầu tăm chọc mạnh vào đầu vú lợi, bởi vì như vậy sẽ tạo ra một khe hở mà trước đó chưa có, các khe như thế rất khó giữ được sạch sẽ, về sau chỉ có thể thường xuyên dùng tăm để xỉa, làm cho khe hở càng ngày càng rộng.

            - Tăm phải men theo hình dáng của lợi men song song chọc vào chứ không nên chọc thẳng xuống để tránh làm hỏng ngoại hình của đầu vú lợi, ảnh hưởng đến chức năng và mỹ quan.

            (2) Chỉ xỉa răng: ở nước ngoài rất phổ biến dùng chỉ xỉa răng để làm sạch răng và lấy thức ăn bị mắc ra, chỉ xỉa răng đựơc chọn làm từ sợi ni lông, chỉ tơ, sợi terilen, sợi bông đánh sáp. Những sợi tơ bên trong chỉ liên kết lỏng lẻo, không bện xoắn vào nhau, để tiện khi cần thiết các sợi xếp bẹt ra, dễ lọt vào khe răng và luồn đến đáy của hố lợi làm sạch hố lợi. Chú ý không nên ép vào tổ chức dưới hố lợi, tránh bị chảy máy và đau lợi. Cũng có khi chỉ xỉa răng được pha trộn với thuốc chống sâu, ức chế vi khuẩn, có thể dựa vào tình hình cụ thể để chọn dùng.

            Chỉ xỉa răng thường đựơc đặt trong hộp nhựa hoặc bình thủy tinh đặc biệt có thể rút ra được, lỗ rút có một viền sắc để tiện cắt đứt tùy ý. Cũng có thể để cố định trong hộp hình cung sử dụng, đặt trong hộp nhựa nhỏ, khi dùng có thể lấy một đoạn. Dùng chỉ xỉa răng tốt nhất là mỗi ngày một lần, nhất là sau bữa ăn tối càng có hiệu quả.

            Cách sử dụng chỉ xỉa răng: nối chỉ thành vòng tròn hoặc dùng một sợi dài khoảng 40cm, cuốn hai đầu vào hai ngón tay giữa, sao cho giữa hai ngón tay còn lại một đoạn dài khoảng 10 - 17cm, có thể dùng hai ngón cái ép cho chỉ lọt vào kẽ răng, men theo một mặt răng nhẹ nhàng lấy ra, sau đó lại men theo mặt kia nhẹ nhàng lấy ra. Lặp lại 4 - 5 lần, cho đến khi mặt răng sạch sẽ hoặc lấy hết thức ăn còn dắt lại thì thôi. Nếu chỉ bị đứt có thể dịch ngón tay để thừa ra một đoạn chỉ tiếp tục sử dụng. Nếu ngón tay giữ chỉ không thuận tiện có thể dùng kẹp giữ chỉ, sau khi cố định đựơc dùng chỉ đó xỉa răng. Chú ý dùng chỉ xỉa răng khi ép vào kẻ răng phải nhẹ nhàng, như vậy sẽ không làm tổn thương đến lợi. Cách dùng chỉ xỉa răng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình