Các nhà dưỡng sinh đời xưa đều tôn sùng phương pháp gõ răng. Những ghi chép có liên quan đến gõ răng được thấy sớm nhất ở đời nhà Hán, từ 500 năm trước công nguyên. Năm 1973, ở đồi Mã Vương, Trường Sa, Hồ Nam khai quật được từ mộ nhà Hán một bộ y thư bằng lụa, trong thiên "Dưỡng sinh phương" có ghi chép: "Mỗi tối gõ răng sẽ không bị sâu", "Gà gáy gõ răng 30 lần, làm trong một thời gian dài sẽ không sâu răng, giúp cho răng chắc khỏe".
Thực tiễn chứng minh rằng, gõ răng là biện pháp hữu hiệu làm cho răng chắc chắn và khỏe mạnh. Từ xưa tới nay rất nhiều bậc lão nhân trường thọ luôn trung thành với phương pháp gõ răng, tuy tuổi đã cao, nhưng trong miệng vẫn còn rất nhiều răng, nhai thức ăn khỏe như thanh niên. Viện Trung y Nam Kinh đã điều tra 100 cụ già luôn luôn dùng phương pháp gõ răng, đồng thời so sánh với các cụ già không dùng phương pháp này. Kết quả cho thấy, các cụ có dùng phương pháp này thì về số lượng răng còn lại, mức răng lung lay, mức độ bị viêm lợi hay co lợi đều thấp hơn rõ rệt so với các cụ không dùng phương pháp này.
Y học hiện đại cho rằng, gõ răng là kích thích mang tính sinh lí đối với tổ chức lợi, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu của tổ chức lợi, tăng cường sức đề kháng và năng lực tái sinh của tổ chức lợi. Đồng thời, cũng có thể nâng cao tính hưng phấn thần kinh của tổ chức lợi, làm răng và tổ chức lợi được bảo vệ ở trạng thái khỏe mạnh. Lý luận Trung y học cho rằng, răng lung lay có quan hệ với thận hư và mất điều hòa khí huyết. Gõ răng có thể làm cho khí huyết lưu thông, ngoại tà khó có cơ hội thâm nhập do đó có thể giữ cho răng chắc khỏe, hoàn toàn phù hợp với quan điểm của y học hiện đại. Phương pháp gõ răng rất đơn giản. Trước tiên gõ răng hàm hai bên, tiếp đến gõ răng cửa, sau đó gõ răng nanh hai bên, mỗi lần gõ vài chục cái, mỗi buổi sáng tối làm một lần. Nhưng quan trọng là ở chỗ giữ thói quen đó được lâu. Chú ý trong thời gian bị viêm lợi cấp tính không nên gõ răng |