Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ phát hiện có một số trẻ em thường há miệng để hô hấp, thông qua miệng để hít không khí và thở ra, chứ không phải thông qua mũi. Trong số những em dùng miệng để hô hấp có một số do bị ngạt mũi, không thể thở bằng mũi, một số thì mũi thông nhưng do quen thở bằng miệng.
Thở bằng miệng rất có hại. Răng của con người giữ ở vị trí bình thường, không chỉ dựa vào chân răng cắm trong xương hàm, còn có kích thích đối với sự cân bằng áp lực ở mặt trong và mặt ngoài. Mặt ngoài răng các răng phía trước có môi bao quanh, đối với nó có một áp lực hướng vào trong, mặt trong có lưỡi, khi lưỡi hoạt động có một lực đẩy ra ngoài đối với răng, ở điều kiện bình thường, hai lực đó là cân bằng, giữ cho răng ở một vị trí bình thường. Những trẻ em quen hô hấp bằng miệng, một thời gian dài môi sẽ không ngậm khít được và co ngắn lại, áp lực hướng nội của răng trước nhỏ đi, răng trước do chịu lực đẩy của lưỡi nhô ra ngoài, như vậy môi sẽ càng ngày càng thu lại, lâu dần sẽ hình thành răng cửa trước hàm trên nhô ra ngoài gây ra vẩu.
Mũi với tư cách là cơ quan chuyên môn hô hấp, có nhiều chức năng thích ứng với chức năng hô hấp. Phần ngoài khoang mũi có lông mũi, có thể lọc bụi và vi khuẩn trong không khí, mạch máu niêm mạc của khoang mũi phong phú, có thể giữ ấm và ẩm cho không khí, giảm bớt kích thích đối với khí quản và phổi; khoang mũi có chức năng xúc giác, có thể làm cho ta có thể nhanh chóng phát giác ra những loại khí kích thích có hại. Khoang miệng không có những chức năng trên, không thể hoàn thành tốt quá trình hô hấp. Dùng miệng hô hấp, do kích thích của không khí, còn dễ phát sinh các bệnh như viêm lợi, viêm họng, ...
Đối với những trẻ em có thói quen hô hấp bằng miệng, nên xem xét nguyên nhân để tiến hành điều trị một cách tương ứng. Đối với những em mũi không thông nên mang đến khám ở khoa tai mũi họng và chữa các bệnh về mũi như viêm mũi, viêm ổ mũi, chỗ cong ngăn cách, ... làm cho mũi thông thoát. Trường hợp hô hấp bằng miệng do amiđan sưng to trở ngại gây nên chữa amiđan. Những em hô hấp bằng miệng chỉ đơn thuần do thói quen thì nên bảo ban sửa cho các em thói quen không tốt đó, để các em dùng mũi hô hấp. Cũng có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau để thúc đẩy sửa chữa: khi ngủ dùng băng dính vải dán chặt môi trên và môi dưới, hoặc đeo khẩu trang dày chỉ che kín phần miệng, khiến bắt buộc phải dùng mũi để thở |