Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Để răng và hàm của trẻ phát triển tốt, bà mẹ trong thời kỳ mang thai nên chú ý điều gì?

Cơ thể mẹ là môi trường quan trọng cho thai nhi sinh trưởng phát triển, thai nhi có thể phát triển bình thường hay không, sẽ chi phối điều khiển đến sức khỏe của em bé sau này, hệ thống răng và hàm cũng chịu ảnh hưởng như vậy. Do đó, mang thai ở các thời kỳ khác nhau sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự sinh trưởng phát triển của các cơ quan bộ phận của thai nhi cũng như sức khỏe của em bé khi sinh ra sau này, vì vậy phụ nữ mang thai nên chú ý điều dưỡng sức khỏe bản thân.

            (1) Mang thai ở thời kỳ đầu (từ 1 đến 3 tháng): chú ý dinh dưỡng hợp lí, cân bằng các bữa ăn, hết sức coi trọng sức khỏe của bà mẹ và sự sinh trưởng phát triển của thai nhi. Thời kỳ này, phôi răng sữa ở vào giai đoạn hình thành, nên được hấp thụ đầy đủ protêin và các muối vô cơ như canxi, phốtpho, cũng như lượng vitamin A phong phú, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng sữa và giảm bớt khả năng chống sâu. Nhưng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường có những phản ứng như buồn nôn, khảnh ăn, thậm chí sợ ăn hay nôn ọe, vì sức khỏe của thai nhi, bà mẹ mang thai phải cố gắng hết sức chọn những thức ăn làm tăng độ thèm ăn, khi cần thiết, có thể bổ sung một số vitamin và viên canxi, ăn nhiều những loại thực phẩm có tính đạm, và các loại làm từ sữa, trứng, đậu. Nghiên cứu từ chuột bạch cho thấy, ở thời kỳ mang thai và cho con bú mà thiếu protein thì không chỉ làm cho răng nhỏ, thời kỳ mọc kéo chậm, mà còn tăng khả năng bị sâu răng.

            Một số loại thuốc giải nhiệt, giảm đau như aspirin, thuốc hạ nhiệt giảm đau, và các thuốc loại kháng sinh như cyclomycin, tetramycin, có thể cản trở sự phát triển của xương và làm răng biến sắc, nên tránh dùng. Ngoài ra, để phòng ngừa cho thai nhi các dị hình về hàm, tránh phát sinh sứt môi, vòm họng, nên tránh mắc bệnh mề đay và các bệnh lây nhiễm vi rút, đồng thời cố gắng hết sức tránh uống các loại thuốc kháng sinh histhamin, một số thuốc an thần và các loại thuốc hoocmôn. Các nguyên nhân có hại khác ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như hút thuốc, uống rượu, tia phóng xạ đều nên tránh.

            (2) Mang thai thời kỳ giữa (từ 4 đến 6 tháng): nên tăng cường hấp thu các muối vô cơ A, D. Thời kỳ này, đa số các phôi răng sữa đang trong quá trình khoáng hóa, do đó các muối vô cơ canxi, phốtpho và các vitamin A. Đường có liên quan đến sự canxi hóa cần phải hấp thu đầy đủ. Chú ý ăn nhiều rau và hoa quả tuơi. Lương thực là nguồn dinh dưỡng và nhiệt năng chủ yếu, hàm lượng vitamin và canxi, phốtpho có trong thức ăn thô cao hơn thức ăn tinh chế, vì thế nên ăn nhiều thức ăn thô, không nên kén ăn, khảnh ăn để duy trì hấp thu chất dinh dưỡng cân bằng.

            (3) Thời kỳ cuối (từ tháng 7 đến 9): quá trình canxi hóa xương và răng của thai nhi từ giai đoạn này phát triển rất nhanh. Đến khi sinh, toàn bộ răng sữa được hình thành, đầu răng hàm số một cũng từng bước được canxi hóa. Điều đó cho thấy sự sắp xếp của răng sữa và răng hàm số một có ảnh hưởng lớn đến khả năng phòng chống sâu răng. Do đó, các bà mẹ mang thai ở thời kỳ cuối nên tiếp tục đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết như prôtein, muối vô cơ và các vitamin. Đồng thời bản thân người mẹ và sự bài tiết chuẩn bị cho sữa cũng phải hấp thu đầy đủ canxi. Do thói quen bữa ăn của Trung Quốc, thường không thể hấp thu đủ canxi từ thức ăn, thêm vào đó những nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi tương đối nhiều. Vì vậy, ngoài những thức ăn bình thường (sữa và các sản phẩm từ sữa) ra, còn nên bổ sung một số thuốc điều chế từ canxi (như canxi phốtphoríc, sữa canxi, ...), đồng thời cũng nên chịu khó phơi nắng và bổ sung vitamin một cách thích hợp.

            Ngoài ra, thể tích lượng máu ở phụ nữ mang thai tăng nhanh hơn hồng cầu, nên bệnh thiếu máu tương đối phổ biến. Bổ sung lượng thuốc sắt thích hợp có thể kích thích sự sinh trưởng của hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 500mg sắt, thêm vào đó thai nhi và nhau thau cần khoảng 250 đến 300mg, do đó mỗi ngày nên bổ sung khoảng 35mg sắt. Lượng sắt nhiều như vậy, chỉ dựa vào việc hấp thụ từ thức ăn thì khó có thể đáp ứng được, nếu bị thiếu máu càng nên bổ sung thuốc sắt.

            Về việc chữa trị răng, mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị sẩy thay, ngoài trường hợp cấp bách ra, nên cố gắng tránh chữa trị các bệnh về khoang miệng khác. Thời kỳ giữa là thời kỳ cơ thể mẹ tương đối ổn định, nếu có bệnh về răng, có thể tiến hành chữa trị. Một số kích thích ở thời kỳ cuối có thể dẫn đến đẻ non, trừ trường hợp cấp bách, cố gắng không nên điều trị về răng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình